Tổng lực ‘bảo vệ’ Tân Sơn Nhất dịp tết

TP HCM đã chuẩn bị sẵn kế hoạch chống ùn tắc từ trong ra ngoài để sân bay Tân Sơn Nhất không “thất thủ” trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán 2020.
Tổng lực ‘bảo vệ’ Tân Sơn Nhất dịp tết - Ảnh 1.

Kẹt xe khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Ngọc Dương)

Chưa tết đã ùn ứ

Gần 1 tháng trước Tết Nguyên đán 2020, đường sá tại TP HCM lúc nào cũng “nghẹt thở” vì lượng phương tiện tăng cao, đặc biệt là các tuyến đường hướng ra sân bay Tân Sơn Nhất. Sáng 8/1, từ chân cầu Công Lí phía đường Nguyễn Văn Trỗi kéo dài tới tận sân bay Tân Sơn Nhất, hàng dài ô tô nối nhau di chuyển chậm. Có nhiều đoạn giao cắt, xe máy phải leo lên vỉa hè hoặc len vào làn ô tô mới có thể di chuyển. 

Theo dự báo, giai đoạn cao điểm đi lại qua sân bay Tân Sơn Nhất dịp tết tập trung từ ngày 9/1 - 8/2 (tức 15 tháng chạp đến 15 tháng giêng), với lượng khách khoảng 130.000 người mỗi ngày, tăng 10.500 khách so với cao điểm Tết Nguyên đán năm ngoái. Tần suất các chuyến bay cũng dự kiến tăng, ở mức từ 5,68% - 6,24% so với cùng 2019

Gần đó, hàng ngàn phương tiện nối dài, phủ kín từ cầu vượt Nguyễn Thái Sơn xuống tới khu vực vòng xoay, hướng từ Phạm Ngũ Lão đi Hoàng Hoa Thám khiến giao thông hỗn loạn. Đường Trường Sơn, đoạn ngay dưới chân cầu vượt đi vào sân bay cũng ùn ứ nghiêm trọng. Xe máy, ô tô chen nhau đi về nhiều hướng tạo nhiều dòng lưu thông đan xen, lộn xộn. Chiều ngược lại, từ đường Trần Quốc Hoàn đoạn lối ra từ sân bay nối dài tới đường Hoàng Văn Thụ cũng trong tình trạng tương tự.

Cũng như mọi năm, Sở GTVT TP HCM nhận định khu vực sân bay Tân Sơn Nhất là một trong các điểm “nóng” nhất mà lực lượng thanh tra phải tập trung kế hoạch trong dịp tết. Bình thường, tình trạng kẹt xe khu vực bên ngoài sân bay chủ yếu xảy ra ở đường Trường Sơn, Cộng Hòa, Phan Thúc Duyện, đoạn từ vòng xoay Nguyễn Kiệm vào đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài. Trong đợt cao điểm Tết Nguyên đán sắp tới, nhu cầu đi lại của hành khách tăng cao chắc chắn sẽ tạo áp lực rất lớn lên các tuyến đường này.

Không chỉ tại các đường dẫn vào sân bay, tình trạng ùn ứ còn thường xuyên xảy ra tại khu vực ngay trước cửa sân bay do lượng hành khách tăng cao. Nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất từ khoảng 1 tháng nay đã “nghẹt thở” vì hàng ngàn người dân từ các tỉnh, thành lân cận đổ về hằng ngày đón thân nhân từ nước ngoài về quê ăn tết. Ga đi nội địa cũng “nóng” không kém vì nhiều người đã bắt đầu rục rịch về quê. Tất cả các quầy check-in của các hãng hàng không đều xếp hàng dài người chờ làm thủ tục. 

Bên ngoài, lượng xe đưa/đón khách ra/vào ga tăng đột biến. Vào khung giờ cao điểm - khoảng 13 giờ trưa và 16 giờ chiều, ô tô có khi xếp hàng dài từ chân cầu vượt vào tới sảnh nhà ga. Bộ phận an ninh bến xe sân bay Tân Sơn Nhất phải túc trực 24/24, điều tiết xe liên tục để giảm tải ùn tắc. Xe taxi đón khách không xuể, hành khách đứng xếp hàng chờ xe nhà hoặc taxi công nghệ tới đón khiến khu vực sảnh trước nhà ga lúc nào cũng trong tình trạng đông đúc.

Xử nhanh, chặn ùn tắc từ xa

Ngay từ đầu tháng 1, Sở GTVT TP HCM đã họp bàn với Cảng vụ hàng không miền Nam, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, lực lượng thanh tra giao thông, CSGT… để lên phương án phòng chống ùn tắc khu vực sân bay trong dịp cao điểm tết. Kế hoạch được triển khai đầu tiên là tổ chức phân luồng các phương tiện từ nhà ga quốc tế. Thay vì đi qua khu vực nhà ga quốc nội để ra ngoài như mọi khi, tất cả phương tiện đón/trả khách từ nhà ga quốc tế sẽ đi thẳng theo cầu vượt ra ngoài để tránh giao cắt với dòng xe khu vực nhà ga quốc nội. Điểm đón xe buýt cũng được di chuyển lên khu vực nhà ga quốc tế.

Với hệ thống giao thông kết nối bên ngoài, Sở GTVT TP HCM đặt mục tiêu hạn chế thấp nhất tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt một số khu vực như: vòng xoay Lăng Cha Cả, giao lộ Hoàng Văn Thụ - Nguyễn Văn Trỗi - Phan Đình Giót và nút giao Trường Sơn. Trường hợp nếu xảy ra ùn tắc giao thông phải huy động tối đa lực lượng để điều tiết, giải tỏa ùn tắc trong thời gian nhanh nhất. 

Trong đó, lực lượng CSGT giữ vai trò chủ lực, huy động các lực lượng khác tham gia hỗ trợ điều tiết giao thông hợp , xây dựng các phương án bố trí lực lượng xử các tình huống để ngăn ngừa ùn tắc và giải quyết kịp thời từ đầu khi xảy ra. Khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin về nguy cơ ùn tắc giao thông phải huy động tối đa lực lượng để kịp thời điều tiết, phân luồng từ xa, tránh dồn phương tiện tập trung vào một điểm gây ùn tắc cục bộ.

Phó giám đốc Sở GTVT TP Võ Khánh Hưng cho biết, năm nay các đơn vị thống nhất làm việc theo cơ chế thông tin hiện hữu, thông qua các nhóm chat trên ứng dụng Viber để kịp thời triển khai công tác phối hợp giữa các đơn vị khi xảy ra các tình huống có nguy cơ dẫn đến ùn tắc giao thông. Trung tâm quản đường hầm sông Sài Gòn thông qua hệ thống camera, chủ động phát hiện các tình huống có thể dẫn đến ùn tắc, từ đó thông báo cho các bên liên quan tập trung kịp thời xử

Sở GTVT hiện cũng chỉ đạo không cấp phép thi công, sửa chữa... các công trình xung quanh khu vực sân bay từ 6 - 22 giờ, trừ những trường hợp đột xuất. Thanh tra Sở GTVT được yêu cầu kiểm tra, giám sát quá trình thi công của các đơn vị và phối hợp CSGT tăng cường xử các vi phạm.

vọng vào các dự án căn cơ

Trao đổi với phóng viên trong buổi họp báo định tháng 1 được tổ chức sáng qua (10/1), ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP HCM, nhấn mạnh sân bay Tân Sơn Nhất hiện đã quá tải, các biện pháp hạn chế ùn tắc chỉ có thể tác dụng cục bộ, mang tính tạm thời. Theo đó, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được quy hoạch phục vụ 25 triệu khách nhưng trong năm 2019 đã khai thác tới gần 41 triệu lượt khách nên hạ tầng hiện hữu không thể đáp ứng. 

Trong khi đó, sân bay Long Thành nếu triển khai đúng tiến độ thì tới 2025 mới có thể đưa vào khai thác, giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất. Do đó, để đường sá thông thoáng, sân bay hết ùn tắc thì chỉ có thể trông cậy vào các dự án mở rộng sân bay, cầu đường theo đúng quy hoạch.

Ông Nguyễn Vĩnh Ninh, Phó giám đốc Ban Quản dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM, thông tin đơn vị này được giao triển khai 5 dự án nhằm xóa, giảm ùn tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Cụ thể, dự án mở rộng đường Hoàng Hoa Thám (đoạn từ đường Cộng Hòa tới cổng gác sân bay) đã chọn được nhà thầu. UBND Q.Tân Bình mới thông báo đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, dự kiến có thể khởi công ngay trong quý 1/2020.

 Ngay sau đó, trong quý 2/2020, BQLDA sẽ triển khai dự án mở rộng đường Cộng Hòa (đoạn thắt nút cổ chai ngay cầu vượt thép vào sân bay). Dự án này cũng đã chọn được nhà thầu và đang chờ Q.Tân Bình giao nốt mặt bằng sạch. Hai dự án này chắc chắn sẽ được triển khai trong năm 2020. Hai dự án mở rộng đường Trường Chinh và đường Tân Kì - Tân Quý đang trong giai đoạn thiết kế. 

Đại diện BQLDA cho biết tuy giá trị xây lắp không cao nhưng chi phí giải phóng mặt bằng cho 2 dự án này khá lớn nên trong năm 2020, dự kiến dự án mới hoàn thành phần giải phóng mặt bằng. Đơn vị sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ để có thể khởi công dự án vào năm 2021.

Một trong những dự án quan trọng được vọng nhất là dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn với đường Cộng Hòa. HĐND TP đã thông qua chủ trương đầu tư điều chỉnh dự án vào tháng 12 vừa qua. BQLDA đang phối hợp UBND Q.Tân Bình và Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP làm dự án, song song điều chỉnh phù hợp với quy hoạch phân khu 1/2.000.

“Hiện nay, Q.Tân Bình đang lấy ý kiến của cộng đồng dân cư. Trong cuộc họp mới nhất, Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan đã chỉ đạo bổ sung thêm phương án sao cho giảm tới mức thấp nhất số lượng dân cư bị ảnh hưởng. Sau khi có điều chỉnh quy hoạch phân khu, BQLDA sẽ báo cáo HĐND TP để được thông qua điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và triển khai trong thời gian sớm nhất, kịp theo tiến độ mở rộng nhà ga T3 của sân bay Tân Sơn Nhất”, ông Ninh cho biết thêm.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.