TP HCM yêu cầu kiểm soát hố ga sau vụ 'máy bơm khủng tê liệt'

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bùi Xuân Cường yêu cầu đảm bảo hệ thống cống, hố ga thông thoáng, không ảnh hưởng đến hoạt động máy bơm. 

Làm việc với các đơn vị liên quan dự án máy bơm công suất lớn chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh trưa 18/10, ông Nguyễn Tăng Cường - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung (chế tạo máy bơm chống ngập) - cho biết, đơn vị đã thử nghiệm 8 lần với các điều kiện mưa lớn, triều cường và máy bơm hoạt động rất thành công.

Khi chưa ký hợp đồng nguyên tắc với thành phố, công ty để nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh ngập, đo đạc lượng mưa, rồi mới cho vận hành máy để chứng minh hiệu quả.

"Máy hoạt động rất tốt trong điều kiện triều cường đạt báo động III, mức nước 1,57 m. Có những trận mưa to kéo dài nhiều giờ đo được cả trăm mm, máy chỉ hút trong thời gian ngắn là đường Nguyễn Hữu Cảnh khô ráo", ông Cường nói.

tp hcm yeu cau kiem soat ho ga sau vu may bom khung te liet vnexpress

Đường Nguyễn Hữu Cảnh ngập nặng trưa qua vì máy bơm công suất lớn bị "tê liệt". Ảnh: Hữu Nguyên.

Sau khi ký hợp đồng, khi có mưa lớn (nước đầy trong cống) siêu máy bơm lập tức hoạt động. Trận mưa ngày 12-13/10 đạt vũ lượng hơn 100mm, có thời điểm đo được hơn 122mm và kéo dài nhiều giờ liền nhưng tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh không ngập.

"Tuy nhiên hôm qua không hiểu sao nước lại không rút, đây là dấu hiệu bất thường. Khi kiểm tra 4 hố ga thì thấy có nhiều vỏ chai, rác... và không loại trừ khả năng dưới cống còn vật gì nữa", ông Cường nói.

Theo chủ đầu tư siêu máy bơm, trong ký kết hợp đồng nguyên tắc, thành phố giao Trung tâm điều hành chống ngập thực hiện việc nạo vét cống, đảm bảo thông thoáng. Còn công ty chỉ thực hiện việc vận hành máy bơm thông minh để làm sao tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh không ngập.

Nhìn nhận hiệu quả của máy bơm trong thời gian qua, ông Đỗ Tấn Long - Trưởng phòng quản lý thoát nước Trung tâm điều hành chống ngập TP HCM - cũng băn khoăn: "Hôm qua mưa không quá lớn, chỉ 45 mm nhưng đường Nguyễn Hữu Cảnh lại bị ngập. Trung tâm đã cho người chui vào cống kiểm tra từng đoạn để tìm hiểu nguyên nhân và sẽ có báo cáo chính thức về kết quả".

Liên quan việc rác gây tắc nghẽn cống, đại diện quận Bình Thạnh cho biết đã rà soát và "không có dấu hiệu cố tình làm tắc cống". Còn việc có người cố tình phá hoại hay không thì phải điều tra kỹ mới có thể kết luận.

Sau khi nghe ý kiến các bên, Giám đốc Sở GTVT TP HCM Bùi Xuân Cường đề nghị Trung tâm Chống ngập, Công ty Thoát nước đô thị và quận Bình Thạnh phối hợp chặt, tạo điều kiện cho chủ đầu tư vận hành máy bơm; liên tục kiểm tra tình trạng xả, đổ chất thải xuống lòng cống gây tắc nghẽn.

"Hiện, chủ đầu tư chỉ vận hành trạm bơm; còn hệ thống cống, hố ga, miệng thu nước vẫn do Trung tâm chống ngập chịu trách nhiệm. Vì vậy, các bên liên quan cần phối hợp đồng bộ hơn chứ như hôm qua báo chí phản ảnh móc dưới cống lên có cả thùng xốp chặn ở cống thì nước làm sao về máy bơm được", ông Cường nói.

Thanh tra Sở Giao thông Vận tải cũng được yêu cầu ưu tiên tập trung, kiểm soát việc tuần tra phát hiện, hạn chế tối đa việc đổ thải xuống miệng cống khiến nước không thoát được.

tp hcm yeu cau kiem soat ho ga sau vu may bom khung te liet vnexpress

Thùng xốp và nhiêu chai nhựa, bao nylon lấp miệng cống khiến nước không về đến máy bơm. Ảnh: Duy Trần.

Sau ba lần thử nghiệm thành công, đầu tháng 10, UBND TP HCM ký hợp đồng nguyên tắc với chủ đầu tư máy bơm chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Trong đó, yêu cầu được đặt ra là đảm bảo đường này không ngập theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng (mực nước nhỏ hơn 0,1 m) - đoạn từ Điện Biên Phủ đến Võ Duy Ninh. Thời gian thực hiện hợp đồng từ ngày 2/10 đến 31/12 và có thể gia hạn theo yêu cầu.

Trước đó, Công ty Quang Trung đề xuất bỏ tiền làm hệ thống máy bơm công suất lớn chống ngập ở đường Nguyễn Hữu Cảnh với chi phí 88 tỷ đồng (chưa kể chi phí vận hành) và cam kết "hết ngập mới lấy tiền".

Chính quyền TP HCM bố trí khu đất rộng hơn 400 m2 ở phường 22, quận Bình Thạnh, để lắp đặt máy bơm. Trong trường hợp đường không hết ngập hoặc xảy ra tình trạng lún sụp như cảnh báo thì chủ đầu tư phải chịu tất cả chi phí liên quan.

Khi máy bơm hoạt động, nguồn nước được đổ ra sông Sài Gòn cũng như phòng điều khiển công suất (27.000- 96.000 m3 mỗi giờ) của máy bơm theo mực nước có trong cống. Máy còn có thiết bị lọc rác, tách rác, vớt rác tự động nên không cần công nhân.

Theo ông Nguyễn Tăng Cường, để làm máy bơm phù hợp với đặc thù TP HCM, ông đã nghiên cứu rất kỹ về cốt nền, hệ thống cống và nước thủy triều. Thực trạng ở thành phố, khi thủy triều dâng thì nước sẽ chảy vào cống, làm ngập úng những khu vực trũng thấp. Vì vậy, máy bơm được thiết kế một van ngăn triều để khi triều lên nước không vào được cống.

Tuy nhiên, trong lúc van ngăn triều đóng mà trời có mưa to, nước dồn về nếu không bơm sẽ gây ngập.

"Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi kết nối van ngăn triều với máy bơm. Khi máy hoạt động van sẽ mở ra và chúng tôi cũng đã tính toán làm sao để lực đẩy của máy bơm thắng được áp suất từ ngoài sông vào. Khi đó máy bơm sẽ hoạt động được kể cả khi triều cường rất cao", ông Cường giải thích.

tp hcm yeu cau kiem soat ho ga sau vu may bom khung te liet vnexpress Vụ tắc cống dẫn vào 'siêu máy bơm': Hầu hết cống ở Sài Gòn đều có rác

Liên quan đến vụ ngập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, Phó giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM cho biết ...

chọn
[Photostory] Một doanh nghiệp sắp làm dự án nhà ở trên khu đất 2,7 ha cạnh Vinhomes Smart City
Dự kiến từ tháng 5/2024, Confitech sẽ bắt đầu GPMB để triển khai xây dựng Khu nhà ở Tây Mỗ tại quận Nam Từ Liêm để hoàn thành vào tháng 12 năm nay. Khu đất dự án này có quy mô 2,7 ha, nằm tiếp giáp khu liền kề của Vinhomes Smart City