Trả hồ sơ vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh để làm rõ nhiều tình tiết

Sau một buổi xét xử, TAND TP Biên Hoà đã quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung để làm rõ nhiều tình tiết trong vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai.
 

Ngày 14/11, TAND TP Biên Hoà (Đồng Nai) đã mở phiên xét xử hình sự sơ thẩm vụ sà lan chở cát đâm sập cầu Ghếnh bắc qua sông Đồng Nai vào hồi tháng 3/2016.

Hai bị cáo bị đưa ra xét xử là Phan Thế Thượng (63 tuổi, ngụ TP Biên Hoà, Đồng Nai) và Trần Văn Giang (36 tuổi, ngụ huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng).

tra ho so dieu tra bo sung vu sa lan dam sap cau ghenh
Sau một buổi xét xử, TAND TP Biên Hoà đã tuyên trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung lại. Ảnh: Văn Dũng

Bị cáo Thượng bị VKSND TP Biên Hoà truy tố hai tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn và Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy”. Bị cáo Giang bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy”.

Sau một buổi xét xử, đến 11h30 cùng ngày, HĐXX tuyên hoãn phiên tòa, trả hồ sơ vụ án cho cơ quan cảnh sát điều tra để điều tra bổ sung. Trong đó, HĐXX buộc cơ quan điều tra làm rõ mức thiệt hại của cầu Ghềnh, làm rõ tư cách tố tụng của những công ty liên quan và làm rõ thiệt hại, yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những người lưu thông trên cầu lúc cầu Ghềnh sập.

tra ho so dieu tra bo sung vu sa lan dam sap cau ghenh
Luật sư Trần Hải Đức đưa ra bằng chứng nói rằng thời điểm xảy ra tai nạn, chân cầu Ghềnh không có hệ thống chống va đập. Ảnh: Văn Dũng

Tại phiên xét xử, luật sư Trần Hải Đức, người bào chữa cho ông Phan Thế Thượng nói rằng trước khi phiên tòa khai mạc, ông đã cảnh báo về mặt tố tụng và yêu cầu hoãn tòa để trả hồ sơ điều tra bổ sung, tránh bỏ sót người, lọt tội.

Vị luật sư nói rằng, thời điểm xảy ra tai nạn, chân cầu Ghềnh không có hệ thống chống va đập nên dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khi sà lan tông trúng. "Tổng Công ty đường sắt Việt Nam từng nhiều lần sửa chữa cầu và mỗi lần tiêu tốn gần 11 tỷ đồng. Tuy nhiên, họ không hề làm hệ thống chống va", luật sư Đức nói.

tra ho so dieu tra bo sung vu sa lan dam sap cau ghenh
Đại diện Tổng Công ty đường sắt Việt Nam không thể trả lời được câu hỏi của HĐXX và luật sư. Ảnh: Văn Dũng

Cũng tại phiên toà, đại diện Tổng Công ty đường sắt Việt Nam không thể trả lời được câu hỏi của luật sư và HĐXX vì sao cầu không có trụ chống va. Theo người bào chữa cho bị cáo Thượng, vì chân cầu không được làm hệ thống chống va nên dẫn đến sập cầu khi xảy ra tai nạn. Đây là hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và cần phải điều tra để không bỏ sót người, lọt tội.

tra ho so dieu tra bo sung vu sa lan dam sap cau ghenh
Bị cáo Thượng cố ngoái nhìn người thân khi được dẫn giải ra xe thùng. Ảnh: Văn Dũng

Về việc định giá tài sản, luật sư Đức nói và phân tích: "Không có căn cứ pháp lý để định giá, yêu cầu bồi thường thiệt hại cầu Ghềnh. Chính công ty đường sắt là đơn vị chủ quản khẳng định cầu đưa vào sử dụng năm 1904, tức đến nay trên 100 năm và không còn giá trị". Vị luật sư cũng cho biết Sở Tài chính Đồng Nai từng gửi cho cơ quan tố tụng Biên Hòa và khẳng định không có căn cứ pháp lý định giá tài sản. Sở này đang xin ý kiến Bộ Tài chính và chờ chỉ đạo.

"Cho đến thời điểm đưa ra xét xử, chưa có một văn bản nào của Bộ Tài chính trả lời cụ thể về vấn đề này", luật sư Trần Hải Đức nói về tính pháp lý trong việc định giá cầu Ghềnh.

Theo cáo trạng, ông Phan Thế Thượng là chủ tàu kéo và biết rõ phương tiện có số hiệu SG-3745 không đảm bảo an toàn kỹ thuật, nhưng vẫn giao cho Giang sử dụng dù anh này không có bằng thuyền trưởng. Sáng 19/3/2016, Giang chạy tàu này và đẩy theo sà lan chở cát cát từ sông Cổ Chiên ở Trà Vinh lên Đồng Nai. Lúc này, trên tàu không bố trí đủ định biên thuyền viên theo quy định. Đến 11h30 ngày 20/3/2016, Giang dùng tàu kéo để đẩy sà lan cát đến cầu Ghềnh (cầu Đồng Nai Lớn, xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai). Vì chưa có bằng thuyền trưởng nên lái tàu không biết đưa phương tiện qua khu vực thông thuyền của cầu Ghềnh một cách an toàn. Hậu quả là thành trái của sà lan đã va chạm với mặt ngoài trụ số 2 khiến cầu Ghềnh bị sập. Tổng thiệt hại tài sản trong vụ này lên đến gần 21,8 tỷ đồng. Với kết luận trên, VKSND TP Biên Hòa truy tố ông Thượng ở Khoản 3, Điều 214 (có mức án 7-15 năm tù) và Khoản 3 Điều 215 (7-15 năm) của Bộ luật Hình sự. Giang bị truy tố Khoản 3, Điều 212, mức án quy định từ 7-15 năm tù.
tra ho so dieu tra bo sung vu sa lan dam sap cau ghenh Lái xe máy chở hai trẻ em không đội mũ bảo hiểm chạy ngược chiều, người phụ nữ còn lớn tiếng yêu cầu ô tô phải nhường đường
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.