Trang phục dân tộc của Việt Nam thay đổi ra sao sau 11 lần dự thi Hoa hậu Hoàn vũ?

Không còn "bó hẹp" với áo dài trong phần thi trang phục dân tộc tại Hoa hậu Hoàn vũ, các đại diện Việt Nam những năm gần đây đã giới thiệu đến bạn bè quốc tế những nét văn hóa mới.
Trang phục dân tộc của Việt Nam thay đổi ra sao sau 11 lần dự thi Hoa hậu Hoàn vũ?  - Ảnh 1.

Người đầu tiên đeo dải băng Việt Nam tham gia Miss Universe - Hoa hậu Hoàn vũ 2004 là Hoàng Khánh Ngọc. Trong phần thi trang phục dân tộc, cô chọn chiếc áo dài tông màu đen - trắng được thiết kế đơn giản. Dù trang phục mang đậm dấu ấn Việt Nam nhưng với tiêu chí cùng với độ hoành tráng từ trang phục của các đối thủ khác, việc Hoàng Khánh Ngọc thất bại trong phần thi này là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Trang phục dân tộc của Việt Nam thay đổi ra sao sau 11 lần dự thi Hoa hậu Hoàn vũ?  - Ảnh 2.

Áo dài tiếp tục được người đẹp Phạm Thu Hằng mang lên sân khấu Miss Universe 2005. Cô tạo điểm nhấn thêm bằng cách mang nón lá lên sân khấu trình diễn. Thế nhưng, bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ sức để Phạm Thu Hằng gây ấn tượng trong phần thi đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc này.

Trang phục dân tộc của Việt Nam thay đổi ra sao sau 11 lần dự thi Hoa hậu Hoàn vũ?  - Ảnh 3.

Năm 2008, Miss Universe - Hoa hậu Hoàn vũ lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Đại diện nước nhà dự thi khi đó là Hoa hậu Thùy Lâm. Trong phần thi trang phục dân tộc, Thùy Lâm có sự đầu tư hơn hẳn so với 2 đại diện trước đó. Áo dài của Thùy Lâm mặc làm theo kiểu dáng áo dài của Nam Phương Hoàng hậu được thiết kế bởi Thuận Việt. Bộ áo dài được tỉ mỉ trang trí hơn 7.500 viên pha lê nhập khẩu từ Áo cùng 500 viên ngọc trai. Trên thân hai con hạc thêu bằng chỉ dát vàng cũng được tô điểm bởi những hạt kim cương lấp lánh. Dù vậy, đại diện Việt Nam vẫn chưa thể giành được chiến thắng trong phần thi này.

Trang phục dân tộc của Việt Nam thay đổi ra sao sau 11 lần dự thi Hoa hậu Hoàn vũ?  - Ảnh 4.

Áo dài tiếp tục được Võ Hoàng Yến mang đến sân khấu Miss Universe 2009 diễn ra tại Bahamas. Trang phục lấy tông màu đen làm chủ đạo mang tên "Rồng Việt" được thiết kế bởi Đinh Văn Thơ. Áo được trang trí hình ảnh rồng bay bằng đá pha lê và đá màu chạy dài thân áo. Đi kèm với áo dài là một dải khăn voan lụa đen được gắn tua rủ bằng đá pha lê trắng.

Trang phục dân tộc của Việt Nam thay đổi ra sao sau 11 lần dự thi Hoa hậu Hoàn vũ?  - Ảnh 5.

Vũ Hoàng My - đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Hoàn vũ 2011 không sử dụng áo dài trong phần thi trang phục dân tộc. Thiết kế mang tên "Tinh Hoa Việt" với 2 màu chủ đạo đỏ - vàng, được thiết kế phá cách rất táo bạo từ chiếc áo tứ thân truyền thống. Váy áo được may bằng lụa và vải tơ thô, trang trí bởi các họa tiết cách điệu từ chiếc trống đồng và được thêu tay, đính đá pha lê. Nổi bật trên áo là hình ảnh chim phượng được dát vàng rực rỡ. Nhà thiết kế Thuận Việt còn tạo hình trên chiếc nón quai thao, một phụ kiện không thể thiếu với bộ trang phục áo tứ thân. Chiếc nón cách điệu từ chiếc trống đồng Đồng Sơn được chạm trổ điêu khắc công phu. Đây được xem là bước đột phá và làm cho hình ảnh của đại diện Việt Nam trở nên mới mẻ, đa dạng hơn trong phần thi trang phục dân tộc.

Trang phục dân tộc của Việt Nam thay đổi ra sao sau 11 lần dự thi Hoa hậu Hoàn vũ?  - Ảnh 6.

Sau 1 năm không sử dụng áo dài, Hoa hậu Diễm Hương tiếp tục mang trang phục này lên sân khấu Miss Universe 2012. Dù không có sự đổi mới nhưng áo dài của Diễm Hương mặc được đánh giá rất đẹp mắt. Bộ áo dài được làm hoàn toàn từ vải tơ tằm dệt bằng tay và nhuộm màu thủ công từ các loại vỏ cây, rất gần gũi với thiên nhiên, môi trường. Thiết kế được NTK Thuận Việt lấy cảm hứng từ rồng phương Đông và họa tiết thổ cẩm đặc trưng của dân tộc miền núi phía Bắc.

Trang phục dân tộc của Việt Nam thay đổi ra sao sau 11 lần dự thi Hoa hậu Hoàn vũ?  - Ảnh 7.

Trương Thị May cũng sử dụng áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại Hoa hậu Hoàn vũ 2013. Vàng đồng đỏ sậm là hai gam màu chủ đạo của thiết kế được lấy ý tưởng từ hoa sen. Ngoài ra, điểm xuyết trên nền chất liệu lụa truyền thống là những viên đá pha lê quý. Trang phục của Trương Thị May được chuyên trang sắc đẹp Global Beauties bình chọn là trang phục dân tộc đẹp nhất châu Á và lọt top 5 trang phục đáng ngắm nhìn nhất do chuyên trang Missosology đánh giá.

Trang phục dân tộc của Việt Nam thay đổi ra sao sau 11 lần dự thi Hoa hậu Hoàn vũ?  - Ảnh 8.

Đại diện Việt Nam năm 2015 Phạm Hương cũng chọn áo dài để tham dự phần thi Trang phục dân tộc. Điểm đáng chú ý của trang phục là chiếc mấn đồng thau có trọng lượng 1,7 kg được mạ 2,5 chỉ vàng. Trang phục lấy ý tưởng từ chim hạc và lá trúc. Hai họa tiết chủ đạo được thêu bằng chỉ tơ và chỉ tơ ánh nhũ vàng.

Trang phục dân tộc của Việt Nam thay đổi ra sao sau 11 lần dự thi Hoa hậu Hoàn vũ?  - Ảnh 9.

Bước đột phá lớn nhất của Việt Nam tại phần thi trang phục dân tộc là năm 2016. Khi đó, đơn vị nắm giữ bản quyền tại Việt Nam tổ chức hẳn một cuộc thi nhằm lựa chọn thiết kế phù hợp nhất cho Lệ Hằng mang đến Miss Universe 2016. Cuối cùng, "Nàng Mây" của Thái Trung Tín được lựa chọn. Rõ ràng, sự "thay máu" này đã giúp cho Việt Nam tạo được ấn tượng với bạn bè quốc tế trong phần thi trang phục dân tộc. Sau màn trình diễn, hình ảnh "Nàng Mây" và Lệ Hằng xuất hiện khá nhiều trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước.

Trang phục dân tộc của Việt Nam thay đổi ra sao sau 11 lần dự thi Hoa hậu Hoàn vũ?  - Ảnh 10.

Trang phục dân tộc "Hồn Việt" mà Nguyễn Thị Loan mang đến Miss Universe 2017 là trang phục về nhì trong cuộc thi thiết kế năm trước đó ("Nàng Mây" giành giải nhất). Bộ trang phục được lên ý tưởng thiết kế và thực hiện dựa trên hình ảnh chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam, làm tôn lên đường cong cơ thể và vẻ đẹp duyên dáng nhưng không kém phần gợi cảm, quyến rũ của đại diện nhan sắc Việt. "Hồn Việt" có điểm nhấn là hai chiếc nón lá khổng lồ như một đôi cánh cách điệu, cùng phần cánh quạt với họa tiết trống đồng mang đậm dấu ấn văn hóa - lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Trang phục dân tộc của Việt Nam thay đổi ra sao sau 11 lần dự thi Hoa hậu Hoàn vũ?  - Ảnh 11.

Tại cuộc thi thiết kế trang phục dân tộc lần 2, "Bánh Mì" của Phạm Phước Điền đã giành chiến thắng. Trang phục lấy cảm hứng từ một món ăn dân dã, rất quen thuộc của người Việt Nam. Thiết kế được đánh giá rất phù hợp với ngoại hình cũng như phong cách trình diễn của H'Hen Niê. Sau phần thi trang phục dân tộc, hình ảnh của H'Hen Niê và "Bánh Mì" cũng tạo được hiệu ứng vô cùng tích cực với bạn bè quốc tế.

Hiện tại, cuộc thi thiết kế trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam thi Miss Universe lần thứ 3 đang diễn ra sôi nổi. BTC đã nhận được rất nhiều thiết kế và ý tưởng mới lạ, độc đáo. Sau "Nàng Mây", "Hồn Việt" và "Bánh Mì", thiết kế nào sẽ được lựa chọn và giúp Hoàng Thùy tỏa sáng tại Miss Universe - Hoa hậu Hoàn vũ 2019?

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.