Tranh cãi cũng cần… nghệ thuật

“Kẻ thù” của hạnh phúc gia đình không hẳn chỉ là sự khó khăn về kinh tế hay thiếu chung thủy vợ chồng, mà còn là những cuộc cãi vã thường xuyên.

“Kẻ thù” của hạnh phúc gia đình không hẳn chỉ là sự khó khăn về kinh tế hay thiếu chung thủy vợ chồng, mà còn là những cuộc cãi vã thường xuyên.

Bởi không ít cặp vợ chồng trong lúc tranh cãi đã không giữ được bình tĩnh, đẩy gia đình mình vào bi kịch tan vỡ.

Cảm xúc lấn át lý trí

Trong cuộc sống vợ chồng hiện nay, không ai lệ thuộc ai, sự tranh cãi là điều khó tránh khỏi. Một nghiên cứu cho thấy, những cặp vợ chồng có cãi nhau vặt mỗi tuần vài lần chiếm tới 3/4 số gia đình ở TP. Nếu sự bất đồng quan điểm chỉ dừng ở những cuộc tranh luận, sẽ không có gì đáng nói. Nhưng với nhiều gia đình đã để cảm xúc lấn át lý trí, dù là ai đúng, ai sai, chuyện quan trọng hay nhỏ nhặt, chỉ nói câu trước câu sau, không được như ý muốn là ngay lập tức trở thành “trận chiến miệng”, thậm chí chuyển sang bạo lực.

tranh cai cung can nghe thuat

Thực tế hiện nay, nhiều cặp vợ chồng trẻ có thể cãi nhau vì bất cử lý do gì. Một người phụ nữ kể, hai vợ chồng cô hầu như ngày nào cũng cãi nhau, có khi chỉ vì một thông tin trên tivi hay những chuyện đâu đâu. Nhiều tranh cãi bắt đầu kiểu như: “Anh để quần áo không đúng chỗ”, “Em quên mua sữa cho con”…, nhưng họ “xé” vấn đề ra rất to và mở rộng phạm vi sang la liệt những bất đồng khác.

Một cặp vợ chồng khác cũng liên tục có những trận cãi vã nảy lửa. Cứ chồng đi làm về muộn là bị vợ ném cho toàn những lời “mỉa mai” kiểu “đàn ông mà chỉ biết có chơi rồi về nhà là nhởn nhơ như “ông hoàng””. Còn chồng chị cũng “gân cổ” quát vợ chỉ giỏi cằn nhằn, sai khiến chồng, chứ chẳng được tích sự gì. “Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại”, hai người cứ tự đổ thêm dầu vào lửa làm cho cuộc cãi vã trở thành trận chiến miệng.

Không ít các cuộc xung đột đã biến thành mạt sát, xúc phạm đến nhau, cuối cùng là hạnh phúc gia đình tan nát, con cái “tan đàn xẻ nghé”. Không ít cặp vợ chồng cứ cãi nhau là chồng buông lời đụng chạm tới bố mẹ hoặc gia đình bên kia. Nhiều lần cảm thấy bị xúc phạm, rồi chính họ cũng không còn thấy cần phải tôn trọng nhau nữa và cả hai tuôn ra những lời tháo mạ nhau không đáng có. Từ những người có học, họ đã vô tình biến nhau thành người không có văn hóa.

Đừng quên “nhân chứng”

Một thực trạng nữa là hiện nhiều cặp vợ chồng vẫn coi chuyện cãi nhau trước mặt con là bình thường, bởi suy nghĩ con là người ngoài cuộc hoặc "trẻ con biết gì". Và mỗi khi bố mẹ thỏa sức tuôn ra những ngôn từ không mấy hay ho để giải tỏa bức xúc trong lòng, họ đã quên rằng, chính điều ấy cũng gây những tổn thương nhất định về tình cảm và nhân cách của trẻ.

Với không ít trẻ, bố mẹ cãi nhau đã trở thành một nỗi sợ hãi thường trực. Nhiều chuyện đau lòng đã xảy ra khi con cái quá bất lực trước cảnh phải chứng kiến bố mẹ cãi nhau hàng ngày. Không ít trường hợp con cái đã bỏ nhà đi bụi chỉ vì không thể chịu được vẻ mặt khó chịu của bố mẹ nhìn nhau. Rồi vì quá ngán ngẩm chuyện nhà, không ít người lao vào chơi bời tìm quên.

Thậm chí, nhiều em còn tìm đến cái chết. Điều này phần nào chứng tỏ các em rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, tuy nhiên, người lớn lại không hề quan tâm đến việc chúng nghĩ gì và làm gì mỗi khi xảy ra “chiến tranh” trong gia đình.

Tranh cãi giữa vợ chồng cũng là giải pháp để cả hai thêm hiểu nhau, nhưng để tranh cãi mà gia đình vẫn êm ấm cũng làm cả một nghệ thuật cần tìm hiểu. Trong đó, điều đáng lưu tâm nhất là đừng vì tức giận, không kiềm chế mà ném vào nhau những lời nói xúc phạm đến những điều hệ trọng như nhân cách, bố mẹ, uy tín, nghề nghiệp của nhau.

Vết thương trên da thịt dễ lành, còn vết thương lòng cần rất nhiều thời gian và công sức mới hàn gắn được. Khi hai vợ chồng đã không còn giữ được bình tĩnh, hãy cho cả hai bên một khoảng lặng để suy ngẫm. Đừng để cảm xúc lấn át lý trí mà tạo ra những hậu quả đáng buồn không thể cứu vãn về sau.

Đặc biệt, đừng quên con chính là “nhân chứng” bất đắc dĩ của những cuộc cãi vã. Nhiều cặp vợ chồng hiện nay đã ý thức về điều này nên mỗi khi có mâu thuẫn thường kéo nhau vào phòng kín hoặc ra chỗ khác không có con cái để nói chuyện. Hoặc biến những cuộc xung đột nảy nửa thành những cuộc tranh luận có tính xây dựng trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau.

Cuộc sống hiện đại với quá nhiều áp lực dễ khiến con người vào tình trạng nóng giận. Tuy nhiên, để giữ gìn hạnh phúc gia đình, những người vợ, người chồng cần kiểm soát cơn nóng giận của mình. Bởi lẽ chính những phút thiếu kiềm chế đó có thể đẩy cuộc hôn nhân tới bờ vực của sự đổ vỡ. Cãi nhau cũng như gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, nếu biết cách, các cặp vợ chồng sẽ còn làm bền chặt hơn nữa chất keo gắn kết hạnh phúc gia đình mình.

XEM THÊM

tranh cai cung can nghe thuat Những nguyên nhân đổ vỡ hôn nhân khiến người trong cuộc phải ân hận

Nhiều cặp đôi sau khi đưa nhau ra tòa mới nhận thấy tình cảm vẫn còn, chuyện vẫn chưa đến mức phải ly hôn nhưng ...

tranh cai cung can nghe thuat Vì sao bố mẹ nên tranh cãi trước mặt con

Dạy con biết tranh cãi là chìa khóa giúp trẻ phát triển suy nghĩ độc lập, biết đưa ra các giải pháp sáng tạo.

tranh cai cung can nghe thuat Cãi nhau to, cặp đôi hoán đổi giới tính tháo cả nhẫn cưới...

Mâu thuẫn vợ chồng phát sinh cũng là lúc đôi bên thể hiện cái tôi của mình. Khi 'cô vợ' quyết định khăn gói về ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.