Trẻ ăn dặm sớm không tốt cho sức khỏe như cha mẹ nghĩ

Nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng, ăn dặm sớm sẽ giúp bé mau lớn, cứng cáp. Theo các chuyên gia, đó là một sai lầm và có thể để lại những hậu quả đáng tiếc như nôn trớ, tiêu chảy, táo bón hay thậm chí là suy dinh dưỡng về sau.
 
tre an dam som khong tot cho suc khoe nhu cha me nghi 9 nguyên tắc ăn dặm cho trẻ bú mẹ
tre an dam som khong tot cho suc khoe nhu cha me nghi Trẻ dưới 1 tuổi nên tránh những đồ ăn gì?

TRẺ CHỈ NÊN ĂN DẶM KHI TRÒN 6 THÁNG TUỔI

Hiện nay có không ít cha mẹ cho con ăn dặm sớm, thường từ 3,5 đến trước 4 tháng tuổi. Nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng, ăn dặm sớm sẽ giúp bé mau lớn, cứng cáp và bụ bẫm. Một số bà mẹ thậm chí còn không mua bột ăn dặm bán sẵn mà tự dùng nước cháo, nước cơm để cho con tập ăn với suy nghĩ là chúng bổ dưỡng và lỏng nên dễ tiêu hóa.

Trước thực trạng này, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo, độ tuổi ăn dặm của trẻ là tròn 6 tháng sau khi chào đời. Vì hệ tiêu hóa của trẻ trong những tháng đầu đời còn non kém, ăn dặm quá sớm khiến bé không thể tiêu hóa được thức ăn dẫn đến những tác hại như nôn trớ, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, chậm tăng cân.

tre an dam som khong tot cho suc khoe nhu cha me nghi
(Ảnh: Vinamilk)

GS. TS Đỗ Văn Hàm, Giảng viên trường Đại học Y Thái Nguyên khuyên các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau đó bắt đầu cho trẻ ăn dặm bổ sung nhưng vẫn tiếp tục cho bú mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi. Ngoài việc phòng ngừa các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường ruột thì sữa mẹ cũng giúp trẻ tránh được nguy cơ tử vong do tiêu chảy cho tới năm trẻ 2 tuổi.

NGUY HẠI TỪ VIỆC CHO TRẺ ĂN DẶM QUÁ SỚM

1. Suy dinh dưỡng

Tại Hội thảo khoa học “Dinh dưỡng, chất lượng thực phẩm với sức khỏe cộng đồng” mới đây, các nhà nghiên cứu cho biết suy dinh dưỡng hiện đang là vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ y tế trong nhiều năm gần đây, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi, thể nhẹ cân là 14,5%, thể thấp còi là 24,9%, thể gầy còm là 6,8% và thừa cân béo phì chiếm 4,8%. Đặc biệt, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dân tộc thiểu số vẫn còn rất cao, điển hình là người Sán Dìu với 22,7% trẻ em bị suy dinh dưỡng.

tre an dam som khong tot cho suc khoe nhu cha me nghi
(Ảnh: aMeovat.com)

Giáo sư Đỗ Văn Hàm cho rằng, một trong những lý do chính khiến tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao là do trẻ bị cai sữa sớm và ăn bổ sung sớm. Đây dường như là sai lầm phổ biến nhất của các bậc cha mẹ hiện nay.

Ở khoảng thời gian đầu, cha mẹ có thể thấy bé hứng khởi, nhưng hệ lụy về sau là chán ăn. Bé ăn dặm sớm tuy bụ bẫm nhưng vẫn có thể suy dinh dưỡng. Bởi ăn bột làm bé no bụng, và làm giảm cảm giác thèm bú, dẫn tới trẻ bú kém. Trong khi bột (tinh bột và một số chất dinh dưỡng khác) không thể giàu dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển của bé như sữa. Nếu trẻ bú kém mà lại ăn bột nhiều thì có thể sẽ bụ bẫm nhưng lại suy dinh dưỡng và còi xương do thiếu chất.

2. Rối loạn tiêu hóa

Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. HCM cho biết, bác sĩ đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ bị táo bón hay tiêu chảy do cha mẹ cho ăn dặm sớm. Cụ thể là các bà mẹ mua thức ăn về xay nhuyễn và cho trẻ ăn khi chưa được 6 tháng tuổi. Lúc này do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chưa đủ men tiêu hóa để có thể xử lí các thức ăn tinh bột cùng nhiều thực phẩm khác, cho nên trẻ rất dễ bị nôn trớ, tiêu chảy hay táo bón.

tre an dam som khong tot cho suc khoe nhu cha me nghi
(Ảnh: Blog-nhathuoclongchau.vn)

“Thời điểm ăn dặm phù hợp cho trẻ là khi các bé được 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã đủ chức năng tiếp nhận thức ăn. Các biểu hiện để biết bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm là lưỡi của bé đẩy thức ăn ra, bé biết phản xạ xoay đầu theo hướng của thìa”, bác sĩ Phúc gợi ý.

TS. BS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyên phụ huynh khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm thì nên cho bé ăn bột, sau đó là các loại thịt, cá, rau xanh xay nhuyễn trộn với vài giọt dầu thực vật. “Không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong một lần mà tăng dần từ 50, 80ml đến 100ml dung dịch thức ăn dặm trong mỗi lần ăn”, Tiến sĩ Lâm cho hay.

tre an dam som khong tot cho suc khoe nhu cha me nghi
(Ảnh: Dinh Dưỡng Online)

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên, trong quá trình cho trẻ ăn dặm, phụ huynh nên theo dõi các phản ứng của bé để phòng hiện tượng dị ứng thức ăn. Đồng thời cần theo dõi phân để biết bé có bị rối loạn tiêu hóa hay không, từ đó cân chỉnh lại các thành phần dinh dưỡng cho phù hợp.

3. Nguy cơ béo phì

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn dặm sớm cũng có thể khiến bé dễ bị béo phì. Lúc còn nhỏ, bé có thể bày tỏ thái độ không muốn ti mẹ bằng cách ngừng bú hoặc ngủ thiếp đi. Nhưng phải từ 5 – 6 tháng tuổi thì bé mới biết quay đầu từ chối thức ăn. Do vậy, dưới 6 tháng tuổi, bạn sẽ khó để nhận biết là trẻ có còn muốn ăn nữa hay không. Cũng vì lí do này mà nhiều bà mẹ thấy việc cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi là khá nhàn, vì bé ít quay ngang, quay dọc. Điều này dẫn tới việc lạm dụng bột ăn dặm cho con, khiến bé dễ bị thừa cân về sau.

tre an dam som khong tot cho suc khoe nhu cha me nghi
(Ảnh: Dinh Dưỡng Online)

4. Hại thận

Các nhà khoa học cho biết, dưới 4 tháng tuổi, tuyến nước bọt của trẻ chưa có đủ các enzyme cho việc tiêu hóa thức ăn. Từ tháng thứ 5 – 6 trở đi thì hệ tiêu hóa của bé mới bắt đầu tiết ra một enzyme có tên là amylase, cần thiết cho việc tiêu hóa bột ăn dặm.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy dưới 6 tháng tuổi, cơ thể trẻ khá khó khăn khi tiêu hóa chất béo. Trong trường hợp có những chất không tiêu hóa nổi thì sẽ được bài tiết theo phân ra ngoài. Những thức ăn giàu protein như trứng, thịt, hoặc sữa bò, nếu được cho ăn quá sớm thì sẽ gây hại thận.

chọn
'Đất huyện ven trúng đấu giá gấp nhiều lần khởi điểm là đúng thực tế'
Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng các địa phương đã kiểm soát chặt công tác đấu giá nhưng thời điểm giao thoa giữa luật cũ và mới phần nào khiến giá trúng tăng cao.