Trẻ bị bạo hành dễ sang chấn tâm lý

Các chuyên gia cho biết, trẻ bị bạo hành không những phải chịu đau đớn về mặt thể xác, mà nhiều em còn có thể bị sang chấn tâm lí, tổn thương tinh thần rất rặng. Sau này lớn lên, trẻ có thể sống khép kín, trở nên ngại giao tiếp, thậm chí còn những có hành vi bạo lực, chống đối xã hội...
 
tre bi bao hanh de sang chan tam ly Chấm dứt bạo lực học đường: Cần tư vấn tâm lí cho cả giáo viên
tre bi bao hanh de sang chan tam ly Dùng bạo lực với trẻ chứng tỏ sự bất lực và bế tắc của người lớn

Khi dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng vì sự vụ người giúp việc bạo hành bé gái 1,5 tháng tuổi ở Hà Nam, thì tại TP. HCM, một vụ bạo hành trẻ em của các bảo mẫu lại tiếp tục xảy ra. Đó là các bé ở trường mầm non tư thục Mầm Xanh (Phường Hiệp Thành, Quận 12) liên tục bị các cô "bảo mẫu" đày đọa bằng những hành động thô bạo.

tre bi bao hanh de sang chan tam ly
(Ảnh: Tuổi Trẻ)

Các bảo mẫu của trường mầm non tư thục này đã đập chai nước vào đầu và vai các bé, đạp vào người trẻ, cầm muỗng nhôm ném vào các bé trong giờ ăn, dùng dao dọa các bé trong lớp học và trong giờ ăn, vả vào mặt, vụt dép, đập chân trẻ liên tục xuống ghế đá...

Hiện tại trường mầm non này đã bị đình chỉ hoạt động, công an đã vào cuộc điều tra chủ cơ sở cũng như các bảo mẫu vi phạm.

Đau lòng vì tình trạng trẻ bị bạo hành liên tục xảy ra

Khi tìm kiếm từ khóa “bạo hành trẻ em” trên Google, chỉ với 0,34 giây đã cho ra hơn 1,6 triệu kết quả. Điều đó cho thấy tình trạng trẻ em bị bạo hành ở nước ta đang ở mức báo động.

Theo đó, vào tháng 6/2016, tại trường mầm non tư thục Tuổi Hoa (Hà Nội), một nữ giáo viên đã tát nhiều lần vào mặt, véo tai, véo đùi rồi liên tục nhồi cháo vào miệng khi cho trẻ ăn.

tre bi bao hanh de sang chan tam ly
(Ảnh: Lạ Đó Đây)

Không lâu sau đó, vào tháng 10/2016, một nữ giáo viên của trường mầm non thị trấn Cầu Kè (Trà Vinh) đã liên tiếp tát vào mặt cháu bé ba tuổi, mặc cho cháu gào khóc. Cùng thời điểm đó, một nữ bảo mẫu của Nhà trẻ Gấu Misa (TP. HCM) đã dùng dây thun bật vào cổ, tay và chân của 8 trẻ do mất trật tự trong giờ học.

Chỉ 1 tuần trở lại đây, liên tiếp 3 vụ bạo hành trẻ em được phanh phui. Đó là các sự vụ một nữ giúp việc ở Hà Nam bạo hành bé gái 1,5 tháng tuổi, bảo mẫu của trường Mầm Xanh (TP. HCM) tát và đạp vào người các bé và vụ việc cha ruột, mẹ kế dùng sắt nung dí vào mặt bé gái 7 tuổi ở Kiên Giang.

tre bi bao hanh de sang chan tam ly
(Ảnh: VietNamNet)

Theo báo cáo của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc, 3/4 trẻ em trong độ tuổi từ 2-4 tuổi trên toàn thế giới (khoảng 300 triệu em) đã từng hứng chịu các hành vi gây sức ép về tâm lý hoặc bị trừng phạt về thể xác.

Dữ liệu điều tra từ 30 quốc gia cho thấy, khoảng 6/10 trẻ 1 tuổi thường xuyên bị kỷ luật bằng bạo lực. Gần 1/4 trẻ 1 tuổi bị lắc người để trừng phạt và gần 1/10 em bị đánh hoặc tát vào mặt, đầu hoặc tai.

Tại Việt Nam, có khoảng 20% trẻ em gái và trẻ em trai 8 tuổi nói rằng các em đã từng bị trừng phạt thân thể ở trường. Khoảng 16% (tương đương 1,7 triệu) trẻ em độ tuổi từ 5-17 tuổi được coi là lao động trẻ em. Trong đó có 7,8% trẻ làm việc trong các điều kiện nguy hiểm.

Để lại những tổn thương tinh thần nghiêm trọng

Chia sẻ trên báo Infonet, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quyết, hiện đang công tác tại Trung tâm Bạo hành giới, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, trẻ em bị bạo hành sẽ bị ảnh hưởng tâm lí nghiêm trọng. Bao gồm cả những tổn thương thể xác lẫn tinh thần.

Những tổn thương về thể xác thì phụ huynh dễ dàng trông thấy. Còn tổn thương về mặt tinh thần thì không dễ nhận biết chút nào. Thông thường, trẻ có thể hoảng sợ, ngủ không ngon giấc, sợ đi học, bị rối loạn tâm lý và cảm xúc… Từ đó trẻ lúc nào cũng sợ sệt và thu mình lại, nhìn thấy ai cũng sợ bị tai họa, và có thể bị thui chột những khả năng có thể phát huy.

tre bi bao hanh de sang chan tam ly
(Ảnh: Index.hu)

Đồng quan điểm trên, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất khẳng định, hậu quả để lại cho trẻ sau các vụ bạo hành là rất nặng nề. Trẻ sẽ mất niềm tin hoàn toàn, bởi cô giáo, cha mẹ đều là những người chúng yêu thương, quý trọng nhưng cũng ra tay đánh đập chúng.

Thực tế cũng đã chứng minh, trẻ ở giai đoạn từ 4 đến 10 tuổi dễ bị ảnh hưởng tâm lý nhất. Khi đó, tâm lý của trẻ đang phát triển tự nhiên nhưng do bị gò bó và luôn có cảm giác khiếp sợ, lo lắng cho nên dễ để lại di chứng về sau.

“Thậm chí, rất nhiều đứa trẻ lớn lên trong sự bạo hành dã man của cha mẹ, thầy cô đã trở thành tội phạm trong xã hội. Hành vi của những đứa trẻ đó khi phạm tội thường rất lạnh lùng, cuồng bạo như chính những gì mà người lớn đã “gieo” vào tâm hồn chúng”, PGS. TS Trịnh Hòa Bình, Chuyên gia về xã hội học nhấn mạnh.

CÁC BIỂU HIỆN NGHI NGỜ TRẺ BỊ BẠO HÀNH VỀ THỂ CHẤT

Trẻ có các biểu hiện bất thường về hành vi không rõ lý do:
• Đột ngột có các thay đổi về hành vi:
• Ở trẻ nhỏ, có dấu hiệu “sụt lùi” về phát triển hành vi
• Ở trẻ lớn, kết quả học tập sa sút
• Tính tình trở nên hung hăng hoặc thu mình lại
• Có thái độ cảnh giác khi tiếp xúc với người lớn
• Gắn kết dễ dàng với người lạ nhưng lại sợ cha mẹ hay sợ bảo mẫu
• Có nhiều chấn thương không giải thích được nguyên do
• Thường vắng mặt ở trường

ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ CHO TRẺ BỊ BẠO HÀNH

ThS tâm lý Kiều Thanh Hà, Phòng khám nhi đồng TP. HCM cho hay, khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị bạo hành, cha mẹ nên tách trẻ khỏi tình huống, sự kiện gây khủng hoảng càng sớm càng tốt. Cần kiểm tra xem trẻ có bị tổn hại gì về mặt cơ thể hay không.

tre bi bao hanh de sang chan tam ly
(Ảnh: Báo sức khỏe đời sống)

Tuyệt đối không được la mắng trẻ hoặc ép trẻ tiếp tục làm những việc mà trẻ sợ hãi. Người nhà, bè bạn, thầy cô, xã hội cần tránh nhắc lại hay vô tình “làm mới” ký ức đau buồn của trẻ. Người thân nên ở bên cạnh để giúp trẻ cảm thấy không bơ vơ, đơn độc đối phó với sang chấn.

Nên đưa trẻ đi du lịch, giải trí, nghe nhạc vui tươi, tập thể dục thích hợp để giúp trẻ nguôi ngoai dần nỗi sợ hãi. Và hãy cố gắng giúp trẻ duy trì nề nếp sinh hoạt như cũ.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.