Triệu phú già Nhật Bản 'đốt tiền' vào hàng hóa, dịch vụ xa xỉ

Số lượng triệu phú đôla ở Nhật Bản nhiều hơn cả Đức và Trung Quốc cộng lại. -
trieu phu gia nhat ban dot tien vao hang hoa dich vu xa xi 41423
Ông Fujio Umemoto, 67 tuổi, thuộc tầng lớp những người cao tuổi giàu có ở Nhật Bản. Ảnh: Bloomberg.

Sau hàng chục năm tiết kiệm cộng với khoản phúc lợi nghỉ hưu hậu hĩnh, ông Fujio Umemoto cho biết giờ đây ông không chỉ có thời gian để nghỉ ngơi mà còn dư dả tiền bạc tiêu pha.

Người đàn ông 67 tuổi với làn da rám nắng này quyết định góp tiền cùng vài người bạn sắm một du thuyền hạng sang cho các chuyến du lịch dài ngày hoặc đi nghỉ cuối tuần.

"Tôi đã trả góp xong tiền nhà. Các con tôi đều trưởng thành rồi. Giờ tôi chỉ tập trung vào việc hưởng thụ cuộc sống", ông

Umemoto nói, "Tôi không có nhu cầu sắm sửa thêm gì cả mà chỉ muốn bỏ tiền để có những trải nghiệm mới và những kỷ niệm đẹp".

Ông Umemoto không tiết lộ chính xác khoản tiền thưởng hưu trí nhưng năm ngoái, một nhân viên cấp bậc bình thường, sau hàng chục năm gắn bó với cùng công ty, nhận được 210.000 USD tiền thưởng, theo kết quả điều tra của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản.

Trong nước, người Nhật sở hữu du thuyền riêng để đi chơi với bạn bè và gia đình, còn khi ra nước ngoài, họ là những khách hàng VIP của các công ty du lịch hạng nhất, Bloomberg đưa tin.

Già và giàu

Nhật Bản không có nhiều người siêu giàu. Chỉ có 6 người Nhật lọt vào danh sách 500 cá nhân giàu nhất thế giới của Bloomberg, trong khi đó, hơn 30% số người có tên trong danh sách là công dân Mỹ. Tuy nhiên, với dân số 127 triệu vào năm 2015, Nhật Bản hiện có số lượng triệu phú lên tới hàng triệu người. Trên thực tế, khoảng 2,7 triệu người Nhật đang sở hữu khối tài sản trị giá 1 triệu USD. Con số này nhiều hơn cả Đức và Trung Quốc cộng lại, theo báo cáo của

Capgemini, một công ty tư vấn đa quốc gia trong lĩnh vực công nghệ có trụ sở ở Paris, Pháp.

"Cách vận hành của xã hội Nhật Bản tạo ra người giàu", Hiroyuki Miyamoto, một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Nomura ở Tokyo, nhận xét.

Nhiều người giàu cộng với tình trạng lão hóa dân số nhanh đang tạo ra một tầng lớp người già và giàu ở đất nước mặt trời mọc.

'Phú quý sinh lễ nghĩa'

Chủ tịch công ty đường sắt Kyushu đau đầu đối phó với thực trạng ngày càng ít người sử dụng dịch vụ đường sắt do dân số giảm. Sau nhiều tính toán, Kyushu đã tìm ra lời giải cho bài toán hóc búa này. Công ty tung ra sản phẩm mới: Tàu du lịch siêu sang.

Mô hình dịch vụ mới của Kyushu thành công đến nỗi các công ty đường sắt khác phải sao chép. Tháng 5, công ty đường sắt JR East, đưa vào khai thác đoàn tàu xa hoa bậc nhất thế giới, có tên gọi Shiki-Shima. Tất cả các hạng vé trên chuyến tàu đã được bán hết cho đến tận tháng 3/2018 cho dù giá thuê một buồng đôi lên đến 8.400 USD/người cho hành trình 3 đêm, 4 ngày từ Tokyo đến Hokkaido.

"Với Shiki-shima, chúng tôi muốn nâng tầm dịch vụ du ngoạn bằng đường sắt lên một tầm cao mới", Nikkei Asian Review dẫn lời Chủ tịch Công ty JR East Tetsuro Tomita phát biểu tại lễ khai trương.

Trong hai thập niên qua, nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua 7 lần suy thoái nhưng đất nước này vẫn cực kỳ giàu có. Theo Bain & Company, tập đoàn tư vấn chiến lược đặt trụ sở ở Boston, Mỹ, năm ngoái, duy nhất thị trường hàng hóa và dịch vụ xa xỉ ở Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng.

Ngoài rút hầu bao mua sắm túi xách hàng hiệu Hermes hay đồng hồ Rolex, người Nhật, đặc biệt nhóm tuổi đã về hưu, đang đua nhau bỏ tiền để trải nghiệm những chuyến du lịch hạng nhất.

"Thị trường (hàng hóa, dịch vụ) xa xỉ ở Nhật Bản đang tăng trưởng cực kỳ ấn tượng,"

Greg Schulze, giám đốc của hãng lữ hành trực tuyến Expedia Inc., nhận xét.

Expedia cho biết số lượng hành khách đi máy bay hạng nhất đã tăng nhanh gấp đôi so với số người sử dụng hạng phổ thông. Còn theo hãng lữ hành lớn nhất Nhật Bản, JTB Corp., số lượng du khách bỏ tiền đặt tour cao cấp đã tăng 10 lần kể từ năm 2003.

Người Nhật giàu có cũng đang đổ tiền vào các chuyến du lịch bằng tàu biển. Trong năm ngoái, số lượng du khách Nhật đặt tour theo hình thức này tăng đến 12% lên mức kỷ lục 250.000, theo số liệu của Bộ Vận tải.

Theo đại diện của công ty du lịch Nippon Yusen K.K., tour du lịch cao cấp nhất của công ty có giá đến 230.000 USD cho một chuyến du lịch bằng tàu biển kéo dài ba tháng rưỡi vòng quanh thế giới đã gần như cháy vé ngay trong ngày đầu tiên mở bán.

Cách tiêu dùng hào phóng của một bộ phận người dân Nhật Bản giàu có đang hấp dẫn những công ty nước ngoài. Công ty Princess Cruises của Mỹ sẽ mở bán chuyến du lịch bằng tàu vòng quanh các cảng của Nhật bắt đầu từ tháng tư năm sau.

Công ty Genting Hong Kong cũng vừa điều một trong những con tàu lớn nhất và sang trọng nhất của hãng đến Nhật. Công ty du lịch tàu biển MSC Cruises của Italy sẽ bắt đầu bán tour cho khách Nhật từ năm sau. Theo dự kiến, đến năm 2019, công ty này sẽ đưa ít nhất 4 tàu du lịch vào phục vụ thị trường Nhật Bản.

Không chỉ có các công ty vận tải, hãng lữ hành mà hàng loạt ngành nghề kinh doanh khác bao gồm bất động sản cũng đua nhau nâng cấp chất lượng và đa dạng dịch vụ để giành giật miếng bánh lợi nhuận trên phân khúc thị trường "béo bở" này.

Năm ngoái, tập đoàn bất động sản nghỉ dưỡng Hoshino Resort khai trương một khách sạn suối nước nóng theo kiểu truyền thống ngay giữa trung tâm thủ đô Tokyo. Khách sạn như một ốc đảo nằm xen lẫn những tòa nhà cao tầng chọc trời. Để đưa dịch vụ xa xỉ này vào hoạt động, tập đoàn

Hoshino không ngần ngại chịu chi phí tốn kém, khoan sâu gần 2 km vào lòng đất để chạm tới nguồn nước nóng.

"Chúng tôi tự hào vì... đã làm điều mà chưa một công ty nào ở Nhật Bản thử làm", chủ tịch Koji Karaike của công ty đường sắt Kyushu nói tại lễ khai trương đoàn tàu siêu sang 7 sao vào năm 2013 mà không biết rằng chẳng bao lâu sau đó, tất cả các công ty đường sắt khác cũng có, thậm chí, còn đưa vào khai thác dịch vụ cao cấp hơn thế.

trieu phu gia nhat ban dot tien vao hang hoa dich vu xa xi 41423 Nhật chế tạo 'siêu vật liệu' dẻo bền gấp 5 lần thép
trieu phu gia nhat ban dot tien vao hang hoa dich vu xa xi 41423 Chi phí chôn đắt đỏ, người Nhật đã nghĩ ra nghĩa trang thời công nghệ số này
chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.