Trịnh Xuân Thanh tiếp tục bị đề nghị án chung thân, 11 - 12 năm tù cho em trai ông Thăng

Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa đề nghị tuyên phạt bị cáo Trịnh Xuân Thanh mức án tù chung thân trong vụ án xảy ra tại PVP Land.
trinh xuan thanh tiep tuc bi de nghi an chung than 11 12 nam tu cho em trai ong thang
Bị cáo Đinh Mạnh Thắng tại tòa. (Ảnh: TTXVN)

Chiều 25/1, tại phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh – nguyên Chủ tịch HĐQT PVC và đồng phạm tội Tham ô tài sản xảy ra tại PVP Land, đại diện VKS đã đề nghị mức án với từng bị cáo. Cụ thể:

1. Trịnh Xuân Thanh (SN 1966, nguyên Chủ tịch HĐQT PVC): chung thân tội tham ô tài sản.

2. Đào Duy Phong (SN 1958, nguyên Chủ tịch HĐQT PVP Land): 17-18 năm tù.

3. Nguyễn Ngọc Sinh (SN 1972, nguyên Tổng giám đốc Công ty PVP Land): 14-15 năm tù.

4. Đinh Mạnh Thắng (SN 1962, nguyên Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà): 11-12 năm tù.

5. Thái Kiều Hương (SN 1973, nguyên Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư Vietsan): 11-12 năm tù.

6. Lê Hòa Bình (SN 1954, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5, Công ty cổ phần Minh Ngân): 9-10 năm tù.

7. Nguyễn Thị Kim Thoa (SN 1965, nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty cổ phần Minh Ngân): 8-9 năm tù.

8. Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (SN 1972, kinh doanh tự do): 11-12 năm tù.

Đề nghị mức án trên, đại diện VKS đưa ra quan điểm cho rằng, qua điều tra và xét hỏi công khai tại tòa, đủ căn cứ truy tố các bị cáo sau về tội “Tham ô tài sản” gồm Trịnh Xuân Thanh- nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Cty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC); Đào Duy Phong- nguyên Chủ tịch HĐQT PVP Land.

Tiếp đến, Nguyễn Ngọc Sinh - nguyên TGĐ PVP Land; Đinh Mạnh Thắng (em trai ông Đinh La Thăng) - nguyên Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà; Thái Kiều Hương - nguyên Phó TGĐ Cty CP đầu tư Vietsan; Lê Hòa Bình - nguyên Chủ tịch HĐQT Cty CP xây dựng và dịch vụ 1/5, Cty CP Minh Ngân; Nguyễn Thị Kim Thoa - nguyên Kế toán trưởng Cty 1/5 và Cty Minh Ngân; Huỳnh Nguyễn Quốc Duy - kinh doanh tự do.

Theo kiểm sát viên, ngày 27/3/2010, Cty Xuyên Thái Bình Dương ký hợp đồng đặt cọc bán cổ phần cho Lê Hòa Bình tức bán đất tại dự án Nam Đàn Plaza với giá 52 triệu đồng/m2. Sau đó, Bình ký hợp đồng chuyển nhượng riêng rẽ với 5 cổ đông của Cty Xuyên Thái Bình Dương (trong đó có Cty Vietsan và PVP Land). Riêng hợp đồng với PVP Land do Nguyễn Ngọc Sinh ký với bị cáo Bình chỉ có giá 34 triệu đồng/m2.

Quá trình điều tra xác định, các bị cáo trong vụ án đã có sự thông đồng, móc nối với nhau để bán giá thấp như trên rồi chia nhau chiếm đoạt. Trong đó, Trịnh Xuân Thanh chiếm 14 tỷ đồng, Đinh Mạnh Thắng 5 tỷ đồng, Đào Duy Phong nhận 10 tỷ đồng, Nguyễn Ngọc Sinh 2 tỷ đồng… Tổng số, các bị cáo đã chia nhau 49 tỷ đồng.

Cá thể hóa hành vi của Trịnh Xuân Thanh, người giữ quyền công tố cho rằng quá trình điều tra và xét xử, Thanh đã không thừa nhận có chỉ đạo, thỏa thuận bán đất giá thấp để chia tiền chênh lệch.

Tuy vậy, có thể thấy, PVC nắm 28% vốn của PVP Land. Theo quy chế, Đào Duy Phong và Nguyễn Ngọc Sinh là đại diện phần vốn của PVC tại PVP Land phải báo cáo xin ý kiến chấp thuận của PVC và ông Thanh có quyền quyết định.

Ngày 10/2/2010, Trịnh Xuân Thanh có kết luận tiếp tục xây dựng Nam Đàn Plaza và nắm rõ giá đất tại đây là 52 triệu đồng/m2 nhưng tháng 3/2010, sau khi gặp Đinh Mạnh Thắng và Thái Kiều Hương, Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo giá bán 40 triệu đồng/m2 nhưng chỉ thể hiện trên hợp đồng là 34 triệu đồng. Sau đó, Thanh ký nghị quyết chấp thuận phương án bán đất với giá 34 triệu đồng.

Lời khai của các bị cáo thể hiện, ngày 5/4/2010, Lê Hòa Bình đã mời các cổ đông của Xuyên Thái Bình Dương ăn trưa tại nhà hàng My Way (Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội). Tại đây, Thanh hỏi và nói nếu Phong không ký hợp đồng sẽ bị cách chức.

Sau khi thành công, Hương đã nhận 14 tỷ đồng từ Lê Hòa Bình để nhờ Đinh Mạnh Thắng chuyển cho Trịnh Xuân Thanh. Sáng 7/4/2010, lái xe của bị cáo Thắng đã chuyển tiền cho lái xe của bị cáo Thanh.

Lời khai của các bị cáo và nhân chứng phù hợp với nhau về việc nhận - chuyển cho Thanh. Như vậy, Thanh có vai trò quyết định trong việc bán đất giá 34 triệu đồng/m2, thấp hơn thực tế 18 triệu đồng/m2 với mục đích chiếm đoạt tiền chênh và thực tế bị cáo Thanh đã hưởng 14 tỷ đồng.

Với Đào Duy Phong, kiểm sát viên cho rằng Phong đã thừa nhận việc Thanh có gọi điện đến mua cổ phần. Sau đó, Duy và Hương đã gặp Phong, thông tin đã thống nhất với Thanh giá bán 40 triệu đồng/m2 nhưng hợp đồng chỉ thể hiện 34 triệu đồng/m2, Phong sẽ được chia 10 tỷ đồng.

Vì vậy, Đào Duy Phong ký tờ trình gửi PVC bán đất không thấp hơn giá 34 triệu đồng/m2. Chiều 13/4/2010, Huỳnh Nguyễn Quốc Duy đã đưa cho Phong 10 tỷ đồng trong số tiền chênh lệch. Bị cáo Phong cũng đã nộp lại trong quá trình điều tra.

Đại diện VKSND cũng cho rằng, đủ căn cứ kết luận các bị cáo khác đã thỏa thuận, móc nối việc bán đất của PVP Land với giá thấp để chia nhau tiền chênh lệch và số cổ phần ứng với đất tại Nam Đàn thuộc sở hữu của Nhà nước. Vì vậy, hành vi chiếm đoạt tài sản và giúp sức của các bị cáo đủ căn cứ cấu thành tội “Tham ô tài sản”.

Hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, làm thất thoát số tiền lớn của Nhà nước, làm dự án Nam Đàn Plaza bị đình trệ từ 2010 tới nay gây lãng phí thiệt hại... Hành vi của các bị cáo xâm hại nghiêm trọng tới đạo đức, uy tín của công chức trong đơn vị quản lý Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, tạo dư luận xấu cho xã hội.

Các bị cáo Thanh, Phong, Sinh điều hành doanh nghiệp lớn thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, bị cáo Thắng cũng là lãnh đạo doanh nghiệp lớn nhưng vì lợi ích bản thân đã không vượt qua cám dỗ vật chất. Các bị cáo còn lại vì lợi ích cục bộ của cá nhân, doanh nghiệp mình mà giúp sức cho hành vi tham ô, chiếm đoạt.

Hành vi của các bị cáo tác động xấu tới tình hình an ninh, chính trị của xã hội. Vì vậy, việc đưa vụ án ra xử thể hiện quyết tâm phòng chống tham nhũng, gây dựng lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước ta.

Với bị cáo Trịnh Xuân Thanh là người có quyền hạn cao nhất tại PVC, có vai trò quyết định trong việc bán đất và chiếm hưởng tiền lớn, quá trình điều tra, bị cáo chưa thành khẩn, chỉ khai nhận 1 phần hành vi của mình…

Tuy vậy, số tiền 14 tỷ đồng bị cáo đã trả khi bị cáo Hương yêu cầu nên cần xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo. Các bị cáo khác cũng được hưởng tình tiết giảm nhẹ là khắc phục một phần hậu quả vụ án.

trinh xuan thanh tiep tuc bi de nghi an chung than 11 12 nam tu cho em trai ong thang Trịnh Xuân Thanh tiếp tục bị đề nghị án chung thân

HĐXX nhận định Trịnh Xuân Thanh là người có vai trò quyết định trong việc chuyển nhượng cổ phần không đúng thực tế, qua đó ...

trinh xuan thanh tiep tuc bi de nghi an chung than 11 12 nam tu cho em trai ong thang Xử em trai ông Đinh La Thăng: Trịnh Xuân Thanh 'đề nghị táo bạo'

Xét xử Trịnh Xuân Thanh: Lo lắng về những cáo buộc dành cho mình, trong phiên tòa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã có "đề ...

trinh xuan thanh tiep tuc bi de nghi an chung than 11 12 nam tu cho em trai ong thang Vị giám đốc Hàn Quốc bị điều tra trong vụ Trịnh Xuân Thanh tham ô

Ông Han Gi Cheol được xác định đã ăn tối, nhờ Trịnh Xuân Thanh đồng ý bán đất giá thấp. Sau đó, vị này đã ...

trinh xuan thanh tiep tuc bi de nghi an chung than 11 12 nam tu cho em trai ong thang Xử ông Trịnh Xuân Thanh: Ông Đinh Mạnh Thắng nói về việc nhận 5 tỉ đồng

Ông Thắng khai thời điểm đó không biết thông tin về việc thoái vốn. Khi đặt vấn đề với Trịnh Xuân Thanh, bị cáo nói ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.