Từ 25/4, cha mẹ nuôi được phép thay đổi họ tên của con nuôi

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan chủ quản có ý kiến gửi sở Tư pháp kèm theo hồ sơ trẻ em để thông báo tìm người nhận con nuôi.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi.

Từ 25/4, cha mẹ nuôi được phép thay đổi họ tên của con nuôi  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Trong đó, sửa đổi, bổ sung Điều 6 "Lập hồ sơ và danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế" tại Nghị định số 19/2011/NĐ-CP thành "Rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi".

Cụ thể, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa đang được cá nhân, gia đình, tổ chức tạm thời nuôi dưỡng hoặc chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật, UBND cấp xã hàng tháng rà soát, đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi.

Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì UBND cấp xã xem xét, giải quyết hoặc hướng dẫn giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.

Trường hợp tiếp nhận trẻ bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa vào sống ở cơ sở nuôi dưỡng, cơ sở nuôi dưỡng đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi.

Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng giao 1 bộ hồ sơ trẻ em cho người nhận con nuôi để thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định xin ý kiến cơ của cơ quan chủ quản.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan chủ quản có ý kiến gửi Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ trẻ em để thông báo tìm người nhận con nuôi.

Sửa quy định về thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi

Theo Nghị định này, theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan đăng ký hộ tịch được thực hiện thay đổi họ, chữ đệm và tên của con nuôi theo quy định. Tuy nhiên, điều này chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của con, trong trường hợp con đủ 09 tuổi trở lên.

Một điểm mới khác của Nghị định này là bổ sung quy định hỗ trợ bằng tiền cho trại trẻ mồ côi thì phải thực hiện thông qua tài khoản của trại.

Khi hỗ trợ nhân đạo cho trại trẻ mồ côi, tổ chức, cá nhân không được yêu cầu cơ sở nuôi dưỡng cho trẻ em làm con nuôi; cơ sở nuôi dưỡng cũng không được cam kết cho trẻ em làm con nuôi vì lý do đã nhận hỗ trợ nhân đạo.

Ngoài ra, Nghị định cũng chỉ rõ, trong trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi, cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Trước đây, chỉ có UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận nuôi được thực hiện việc đăng ký này.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25/4/2019.

Vợ chồng hiếm muộn ở Hà Nội muốn nhận bé sơ sinh bị bỏ rơi làm con nuôi cần những thủ tục gì?Vợ chồng hiếm muộn ở Hà Nội muốn nhận bé sơ sinh bị bỏ rơi làm con nuôi cần những thủ tục gì? Ngọc Sơn bức xúc vì bị chê nhận nhiều con nuôiNgọc Sơn bức xúc vì bị chê nhận nhiều con nuôi Nghịch tử giết mẹ nuôi ở Hòa Bình: Được nhận về làm con từ khi 1 tháng tuổiNghịch tử giết mẹ nuôi ở Hòa Bình: Được nhận về làm con từ khi 1 tháng tuổi
chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.