Từ bê bối thịt bẩn đến quảng cáo phân biệt chủng tộc, chuyện gì đang xảy ra với Burger King?

Burger King không chỉ đang đứng trước làn sóng tẩy chay của cả châu Á khi tung ra quảng cáo mang tính phân biệt chủng tộc, mà những bê bối thịt bẩn của hãng đồ ăn nhanh lớn nhất thế giới cũng đang lan rộng từ Trung Quốc sang Nhật Bản và chưa có dấu hiệu dừng lại. Chuyện gì đang diễn ra vậy?

Bê bối thịt bẩn nhấn chìm Burger King tại Trung Quốc và Nhật Bản

Từ bê bối thịt bẩn đến quảng cáo phân biệt chủng tộc, chuyện gì đang xảy ra với Burger King? - Ảnh 1.

Bê bối thịt bẩn nhấn chìm Burger King tại Trung Quốc và Nhật Bản. (Ảnh: AFP).

Vụ bê bối thịt bẩn của Burger King tại Trung Quốc đang lan nhanh sang nước láng giềng xa xôi như Nhật Bản và chưa thể kiểm soát được. Tuy nhiên không chỉ có Burger King dính vào bê bối này mà ngay cả Starbucks và McDonald đều không tránh khỏi sóng gió khi các thương hiệu này sử dụng chung nguồn cung đến từ một nhà sản xuất.

Burger đã đưa ra lời xin lỗi khách hàng vào đầu tuần này trước những thông tin trên báo chí nói rằng công ty thực phẩm Husi Thượng Hải, một đơn vị thuộc tập đoàn OSI có trụ sở tại Hoa Kì, đã cung cấp thịt hết hạn cho chuỗi đồ ăn nhanh này.

Các đoạn video phóng sự được phát trên truyền hình nhà nước Trung Quốc cho thấy, Husi đang trộn lẫn thịt hết hạn với thịt thường cùng với đó là việc chế biến thịt được diễn ra ngay trên sàn nhà đã tạo ra một làn sóng phản đối dữ dội tại Trung Quốc.

Từ bê bối thịt bẩn đến quảng cáo phân biệt chủng tộc, chuyện gì đang xảy ra với Burger King? - Ảnh 2.

Vụ bê bối đã tạo ra một làn sóng phản đối dữ dội tại Trung Quốc. (Ảnh: Financial Times).

Burger King ngay sau đó đã cho biết, họ sẽ loại bỏ các sản phẩm thịt bẩn khỏi tất cả các chuỗi cửa hàng. Vào cuối ngày thứ Hai, Burger King đăng một trạng thái lên Weibo, mạng xã hội ở Trung Quốc, và thông báo rằng họ đã loại bỏ tất cả những thực phẩm bẩn khỏi các kệ hàng của mình ở nước này.

Trước làn sóng phẫn nộ đến từ người tiêu dùng Trung Quốc, trong một động thái cứng rắn hơn, Alix Salyer, phát ngôn viên của Burger King có trụ sở tại Miami, Hoa Kì cho biết hãng này đã chấm dứt mọi quan hệ với nhà cung cấp thịt đến từ Thượng Hải.

Tại Nhật Bản, người phát ngôn của McDonald nói rằng các sản phẩm thịt đến từ Husi Thượng Hải đang chiếm 1/5 nguồn cung nguyên liệu của hãng, và hãng này đang xem xét thay thế bằng các nhà cung cấp khác đến từ Thái Lan hoặc Trung Quốc.

Cơ quan giám sát thực phẩm của Trung Quốc đã ra lệnh cho các cơ quan chức năng địa phương tiến hành kiểm tra tại chỗ đối với tất cả các công ty đang sử dụng sản phẩm của Husi Thượng Hải. Phía công an cũng đang vào cuộc để điều tra làm rõ sự việc.

Vụ bê bối này khiến dư luận Trung Quốc hết sức bất bình và đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trên mạng xã hội. Là nơi sinh sống của gần hai tỉ người, Trung Quốc hiện đang là thị trường béo bở mà các hãng đồ ăn nhanh phương Tây luôn muốn giành thị phần.

Được biết Burger King là chuỗi đồ ăn nhanh lớn thứ ba tại Trung Quốc với hơn 200 cửa hàng trên cả nước. Vụ bê bối chắc chắn sẽ là điều bất lợi với hãng này khi đang cố gắng cạnh tranh với đối thủ của mình là McDonald. Nhiều chuyên gia dự báo doanh thu của Burger King sẽ giảm trong quí II năm nay vì scandal này.

Burger King bị người tiêu dùng châu Á tẩy chay vì quảng cáo phân biệt chủng tộc

Trên một tài khoản Instagram của Burger King ở New Zealand tuần trước đã tung ra đoạn quảng cáo về một loại bánh burger mới. Đoạn video quay lại cảnh ba người khách đang dùng những đôi đũa to để giữ chắc, nhằm ăn loại bánh burger mới này.

Từ bê bối thịt bẩn đến quảng cáo phân biệt chủng tộc, chuyện gì đang xảy ra với Burger King? - Ảnh 3.

Burger King bị người tiêu dùng châu Á tẩy chay vì quảng cáo phân biệt chủng tộc.

Đoạn quảng cáo được một người dùng Twitter chia sẻ lại trên tài khoản cá nhân của mình và nhanh chóng bị lan truyền đi khắp nơi. Video khiến không ít người dân châu Á, những người sống trong nền văn hóa ăn uống bằng đũa, tức giận, vì cảm thấy bị "xúc phạm văn hóa" và "phân biệt chủng tộc".

Mặc dù sau hai ngày đăng tải, đoạn video trên đã bị gỡ bỏ sau khi thu hút gần ba triệu lượt xem trên toàn cầu. Tuy nhiên, rất nhiều người khác đã quay lại và phát tán trên môi trường mạng xã hội.

Sau sự việc đáng tiếc trên diễn ra, ông Burger, người sở hữu thương hiệu Burger King, đã lên tiếng xin lỗi và yêu cầu doanh nghiệp nhượng quyền ở New Zealand loại bỏ quảng cáo ngay lập tức.

Ông này cũng thừa nhận quảng cáo trên là rất nhạy cảm, không phản ánh giá trị thương hiệu của Burger King, mà trong đó có những giá trị về đa dạng văn hóa được tôn trọng.

Như vậy có thể thấy sóng gió đang dồn dập đến với Burger King, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh lớn nhất thế giới với hơn 11 triệu lượt khách hàng mỗi ngày trên toàn cầu. Những sự việc đáng tiếc trên đang cản bước tiến của Burger King vào thị trường châu Á, thị trường đông dân nhất thế giới nhưng vẫn xa lạ với văn hóa fastfood của phương Tây.

chọn
Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến khởi công đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến đường ven biển vào cuối năm
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến xây dựng đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn từ QL 56 đến nút giao Vũng Vằn và đoạn từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển vào cuối năm nay.