Tư vấn tuyển sinh 2019: Việc thí sinh có ước mơ làm lãnh đạo cũng là bình thường

PGS.TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền cho rằng, việc thí sinh có ước mơ làm lãnh đạo cũng là bình thường bởi vì không có ai 'đánh thuế ước mơ' của các em.

Hôm nay (1/4) là thời điểm các thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ đăng kí dự thi của kì thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ năm 2019. Đây cũng là giai đoạn các thí sinh có rất nhiều câu hỏi thắc mắc về chọn ngành, chọn trường để có định hướng phù hợp cho tương lai. 

Tư vấn tuyển sinh 2019: Việc thí sinh có ước mơ làm lãnh đạo cũng là bình thường - Ảnh 1.

PGS.TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền. Ảnh: Đình Tuệ.

Trước thềm diễn ra kì thi THPT quốc gia 2019, có thí sinh đặt câu hỏi: "Nếu sau này muốn trở thành Tổng Bí thư hay Thủ tướng thì em nên học ngành nào, trường gì?".

PGS.TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền cho rằng, việc thí sinh có ước mơ làm lãnh đạo cũng là bình thường bởi vì không có ai 'đánh thuế ước mơ' của các em. Khi có ước mơ, mục đích sống, các em sẽ có quyết tâm vượt mọi khó khăn để vươn lên. Khi có ước mơ, mục đích sống, các em sẽ có quyết tâm vượt mọi khó khăn để vươn lên.

Để trở thành nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước thì không nhất thiết là phải học ở trường nào, ngành gì. Thí sinh có thể học ngành Chính trị, Kinh tế hay Báo chí... Ngay từ bây giờ, các em phải tập trung học thật tốt, giỏi về chuyên môn, từ những môn học trong nhà trường đến thực tế chính trị - xã hội.

Thầy Lưu Văn An cũng lưu ý, các em phải tìm đọc, quan sát để có hiểu biết về cuộc sống xung quanh, tình hình thế giới, trong nước… Cần rèn luyện kĩ năng nói, thuyết trình trước đám đông, biết phát hiện vấn đề, xử lí các tình huống trong cuộc sống…

Kiến thức là vô hạn, quan trọng nhất là các em phải học và có phương pháp tiếp cận vấn đề, từ đó tìm ra hướng giải quyết để đạt mục tiêu. Nghĩa là, học ngành nào không quan trọng, quan trọng là ngành thuộc sở trường, đam mê của các em.

Để trở thành người lãnh đạo, ngoài kiến thức chuyên môn, các em phải tích cực hoạt động xã hội, thể hiện là người có khả năng tập hợp, quy tụ mọi người, có nhiều sáng kiến, biết thuyết phục người khác, rèn luyện các kĩ năng mềm…

Tuy nhiên, để trở thành cán bộ lãnh đạo cấp cao, bên cạnh chuyên môn giỏi (có tài), các em phải rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống (có đức). Trong bối cảnh hiện nay, nhà lãnh đạo phải có tầm, có tâm, có trí. Để đạt được những phẩm chất đó, cần phải học tập và tu dưỡng thường xuyên, liên tục và suốt đời.

Tư vấn tuyển sinh 2019: Việc thí sinh có ước mơ làm lãnh đạo cũng là bình thường - Ảnh 2.

Các thí sinh sẽ nộp hồ sơ đăng kí dự thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ năm 2019 từ ngày 1 - 20/4. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

"Học viện Báo chí và Tuyên truyền tự hào là ngôi trường có nhiều sinh viên tốt nghiệp trở thành các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước. Nhiều người học Triết học, Kinh tế chính trị, Chính trị học, Báo chí học… từ Học viện đã trưởng thành, trở thành Ủy viên Bộ Chính trị như các đồng chí Tô Huy Rứa, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Trương Vĩnh Trọng, nguyên Phó Thủ tướng…

Hơn 10 đồng chí trở thành Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy; rất nhiều người là Giám đốc, Tổng biên tập các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp… Đó là những tấm gương sáng mà các em có thể noi theo.

Như vậy, nếu hội tụ đủ các tố chất cơ bản như trên, các em hoàn toàn có cơ hội trở thành Tổng Bí thư hay Thủ tướng hoặc các chức vụ cao cấp khác trong hệ thống chính trị. Và Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã sẵn sàng đồng hành cùng các em trên con đường chinh phục kiến thức, kĩ năng để đạt được những ước mơ cao đẹp đó", thầy An chia sẻ thêm.




chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.