Từ vụ cô giáo phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh: 'Đừng để nghề dạy học chỉ còn là cắn răng để kiếm tiền'

TS Lê Thống Nhất đã chia sẻ một số suy nghĩ của mình trước những sự việc một cô giáo ở Long An phải quỳ gối xin lỗi gây xôn xao dư luận những ngày qua.
tu vu co giao quy goi xin loi phu huynh dung de nghe day hoc chi con la can rang de kiem tien 95 người bị loại khỏi danh sách 'chuẩn' giáo sư, phó giáo sư 2017 sau chỉ đạo rà soát của Thủ tướng
tu vu co giao quy goi xin loi phu huynh dung de nghe day hoc chi con la can rang de kiem tien Công bố kết luận rà soát chính thức, 1.131 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017
tu vu co giao quy goi xin loi phu huynh dung de nghe day hoc chi con la can rang de kiem tien Vụ cô giáo bị bắt quỳ xin lỗi phụ huynh: Bộ trưởng Giáo dục chỉ đạo xử lý nghiêm người làm nhục giáo viên
tu vu co giao quy goi xin loi phu huynh dung de nghe day hoc chi con la can rang de kiem tien Giáo viên quỳ để xin lỗi phụ huynh: Cô giáo đã sai, phụ huynh cũng không vừa

Liên quan đến sự việc một giáo viên Trường Tiểu học Bình Chánh (Bến Lức, Long An) bị phụ huynh bắt quỳ gối để xin lỗi, TS Lê Thống Nhất - sáng lập hệ thống giáo dục Bigschool đã chia sẻ một số ý kiến, quan điểm của mình. Ông chỉ ra 8 điểm mà ai cũng nên nhìn nhận một cách kĩ lưỡng trước khi đưa ra bình luận nào đó.

tu vu co giao quy goi xin loi phu huynh dung de nghe day hoc chi con la can rang de kiem tien
Trường Tiểu học Bình Chánh. Ảnh: Internet.

Giáo viên nên kiềm chế trước vi phạm, thậm chí hỗn láo của học sinh

"Một là, các thông tin chưa rõ học sinh vi phạm điều gì và vi phạm bao nhiêu lần. Tuy nhiên, hình thức phạt học sinh quỳ gối hiện nay trong nhà trường chắc chắn không có văn bản nào quy định và đây là biện pháp nặng về hình phạt ít mang tính giáo dục của cô giáo. Mong các thầy cô lấy đây là bài học kinh nghiệm, cũng như trước đây có cô giáo đã dùng cái phách nhạc gõ vào học sinh mà cũng gần tới mức bị nghỉ việc.

Chúng ta cần kiềm chế trước những tình huống vi phạm nội quy, thậm chí là hỗn láo của học sinh. Kỷ luật học sinh tuỳ theo mức độ sẽ căn cứ vào quy định của ngành, nội quy của nhà trường. Nghề 'trồng người' bắt buộc thầy cô phải biết 'hạ nhiệt' kịp thời.

Hai là, sự việc diễn ra trong phòng và ở trong nhà trường, có sự chứng kiến của hiệu trưởng. Hành động bỏ ra ngoài phòng của hiệu trưởng khi sự việc chưa kết thúc như một sự bỏ rơi cô giáo và đẩy cô giáo vào tình thế tự đối phó với những áp lực của phụ huynh. Có thể nói, hiệu trưởng chưa làm đúng chức trách cũng như thiếu đạo đức đối với giáo viên của trường (trong khi một số giáo viên vẫn ở lại).

Ba là, thái độ của phụ huynh là rất cần lên án. Trước đây đã có những phụ huynh xông thẳng vào lớp tát cô giáo. Hành động tát mang tính vũ lực, nhưng hành động ép cô giáo phải quỳ là mang tính làm nhục người khác, mà đây lại là cô giáo dạy con mình. Việc này nằm ngoài phạm vi xử lý của nhà trường, nhưng trong chức trách của lãnh đạo UBND xã. Tôi mong ý kiến xử lý những phụ huynh này của phía UBND xã sở tại.

Bốn là, những phụ huynh ép cô giáo phải quỳ đã không còn trong mình chút nào truyền thống 'Tôn sư trọng đạo', 'Nhất tự vi sư, bán tự vi sư'. Câu ca dao mà bao đời khuyên phụ huynh: 'Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy' cũng không còn có tác dụng. Sự thoả mãn của mấy phụ huynh sẽ đem lại bổ ích gì cho chính họ nếu như con cái cho rằng bố mẹ mình đã 'trả thù' cho mình?

Năm là, cô giáo đang còn thiếu những kỹ năng sống, nhất là chấp nhận quỳ để xin lỗi!

Rất nhiều thầy cô mong "bao giờ cho đến ngày xưa"

tu vu co giao quy goi xin loi phu huynh dung de nghe day hoc chi con la can rang de kiem tien
Các thí sinh thi THPT quốc gia năm 2017. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

Sáu là, sự việc cô giáo phạt học sinh quỳ đã xảy ra thật đáng tiếc, nhưng sự việc tiếp theo lại thật đáng tiếc hơn. Chúng ta luôn nói đến vai trò của giáo viên trong đổi mới giáo dục, nhưng không đổi mới phụ huynh thì giáo viên cũng chắc chắn không thể nào đủ tình yêu với nghề của mình, sự nghiệp giáo dục sẽ không thể thành công!

Thế những ai là người đổi mới phụ huynh? Chắc chắn ngành giáo dục khó mà làm nổi. Bởi vậy, sự vào cuộc của các cấp chính quyền là rất quan trọng cho việc đưa giáo dục nước nhà đi lên. Chưa nói đến vật chất dành cho giáo viên mà quan trọng hơn là tinh thần của thầy cô. Những giai đoạn đói ăn, thiếu mặc mà các nhà giáo vẫn say mê với sự nghiệp trong người cơ mà...

Rất nhiều thầy cô còn mong rằng: "Bao giờ cho đến ngày xưa", bởi ngày xưa truyền thống "Tôn sư trọng đạo" tốt hơn bây giờ rất nhiều.

Bảy là, điều sợ nhất chính là tâm lý 'co mình và buông lỏng giáo dục' của các thầy cô để 'an toàn' cho bản thân, tránh những 'va chạm' với học sinh, phụ huynh đang xảy ra và chưa có hồi kết, rất dễ lan toả trong cộng đồng giáo viên. Khi đó nghề dạy học chỉ còn là 'cắn răng để kiếm tiền' nuôi con cái mà thôi. Thế thì buồn biết bao!

Tám là, những câu chuyện như thế này sẽ rất phản tác dụng khi chúng ta đang mong những học sinh giỏi thi vào ngành sư phạm. Vào một nghề mà sự tôn vinh không còn và có biết bao rủi ro... Mọi chế độ chính sách thu hút sẽ khó mà có tác dụng.

tu vu co giao quy goi xin loi phu huynh dung de nghe day hoc chi con la can rang de kiem tien Vụ cô giáo bị bắt quỳ xin lỗi phụ huynh: Bộ trưởng Giáo dục chỉ đạo xử lý nghiêm người làm nhục giáo viên

Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, các hình thức xúc phạm danh dự nhà giáo cần phải được cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo ...

chọn
Hai luật lớn về bất động sản có thể hiệu lực sớm từ 1/7
Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo nghị quyết cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực sớm nửa năm.