Từ vụ thai phụ ung thư giai đoạn cuối sinh con: Bố của bé Gấu chia sẻ gì?

Bé Gấu, con trai Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm (Công an tỉnh Hà Tĩnh), người phụ nữ từ chối điều trị ung thư để sinh con nay đã gần 3 tuổi. Một câu chuyện xúc động khác về người mẹ ung thư vú giai đoạn cuối sinh con lại được lặp lại. Anh Trần Mạnh Hà (bố bé Gấu) đã rất xúc động nhớ về 3 năm trước...
Từ vụ thai phụ ung thư giai đoạn cuối sinh con: Bố của bé Gấu chia sẻ gì? - Ảnh 1.

Bé Gấu trong chương trình gây quỹ hỗ trợ "Ngày mai tươi sáng" năm 2018.


Theo anh Trần Mạnh Hà (Hà Tĩnh) chồng của cố thiếu úy công an Đậu Thị Huyền Trâm, tâm sự: "Tối qua khi đọc được câu chuyện của bệnh nhân Nguyễn Thị Liên, người mẹ bị ung thư giai đoạn cuối sinh con trên báo tôi rất xúc động và nghĩ về câu chuyện của vợ mình 3 năm trước cũng chiến đấu với ung thư giai đoạn cuối để giữ con.

Trải qua bao khó khăn cùng với nỗi đau mất mát quá lớn, ông bố trẻ đã tự mình chăm con dưới sự giúp đỡ của ông bà. Nhớ lại quãng thời gian đó, anh Hà kể: "Trâm không qua khỏi và mất ngay sau khi bé Gấu chào đời không lâu nhưng hình ảnh Trâm và con khi gặp nhau thì không ai có thể quên. Bé Gấu đã ra đời trong tình yêu thương và nước mắt."

Anh Hà luôn tự nhủ sẽ thay Trâm chăm sóc con một cách tốt nhất. Anh tìm hiểu về cách chăm con và được tư vấn của các bác sĩ trong Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương. 

Anh Hà không quản ngại chạy khắp nơi xin sữa mẹ cho bé. Cứ thấy điều dưỡng nào giới thiệu có mẹ này, mẹ kia nhiều sữa ở khoa phòng nào là anh Hà nhanh chóng cầm bình tới xin.

Từ khi bé Gấu rời bệnh viện, anh Hà nghiên cứu chi tiết cách chăm sóc con, đi tìm nguồn sữa mẹ cho con. Anh bảo: “Con được bú mẹ trực tiếp sẽ kích thích trí não phát triển, có được sự giao tiếp qua lại và có nhiều tình cảm hơn”.

Thế nên, người cha ấy đã không ngại ngần vượt đường xa xin sữa về cho con, đưa đón bà mẹ trẻ về nhà khách cho bé bú trực tiếp, đặt mua loại sữa phù hợp với sức khỏe của bé, theo dõi từng sự thay đổi trong cơ thể của con… 

Bé Gấu phát triển khỏe mạnh, bụ bẫm, đó là công trình vĩ đại của bố tiếp nối từ người mẹ truyền cho sự sống và được ấp ủ từ bầu sữa ân tình của những bà mẹ.

Biết hoàn cảnh của gia đình anh Hà nên ai cũng không ngần ngại vắt sữa cho bé Gấu. Mỗi bình sữa xin được anh đều trân trọng. Gấu cứ thế lớn lên nhờ nguồn sữa mẹ bố đi xin cho con.

Những bầu sữa nóng của những bà mẹ đã giúp bé Gấu từ cậu bé 1,2 kg, lên 1,8 kg và lên cân dần dần. Đến nay, khi được 34 tháng, bé Gấu nặng 14 kg. Bé đã học lớp mầm. Anh Hà cho biết, với tình yêu vợ con, mọi thứ đều có thể vượt qua được. Anh dành tình yêu vô bờ bến của mình cho cậu con trai yêu quý.

Xem thêm: Tin mới nhất về mẹ con sản phụ ung thư giai đoạn cuối: Giây phút nhiệm màu khi cha gặp con   

"Sau khi Trâm mất, 1 năm sau bà nội của bé Gấu cũng qua đời. Gấu sống cùng ông nội và bố. Hàng ngày, tôi nhờ một bác người quen giúp đỡ. Tôi đưa Gấu đi học và đón con về, mỗi lần ai hỏi mẹ, Gấu nói mẹ con đi làm.", anh Hà chia sẻ.

Qua câu chuyện của chị Liên, là người từng trải qua biến cố tương tự, anh Hà chia sẻ sâu sắc với gia đình của nữ bệnh nhân ấy và anh tin rằng bằng tình yêu thương của gia đình cùng với sự chăm sóc của các y bác sĩ cháu bé sẽ trưởng thành.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.