Tuýt còi quy định cấm dịch vụ đi xe chung

Theo Bộ Tư pháp, quy định cấm dịch vụ đi chung xe là Grabshare của Grab và Uberpool của Uber không hợp lý, cản trở doanh nghiệp kinh doanh vận tải.

Bộ Tư pháp vừa có văn bản góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 86/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.

Gây cản trở doanh nghiệp

Theo đó, Bộ Tư pháp đề nghị ban soạn thảo là Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) bỏ quy định "Đối với mỗi chuyến xe đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết 1 hợp đồng" (khoản 1 điều 7 và khoản 2 điều 8 của dự thảo Nghị định 86).

Việc cấm dịch vụ đi chung xe bắt đầu vào tháng 6-2017, khi Bộ GTVT có văn bản yêu cầu Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam không thực hiện dịch vụ đi chung xe với xe hợp đồng (gồm dịch vụ GrabShare của Grab và dịch vụ Uberpool của Uber) vì không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Đây là cơ chế kết hợp 2 hành khách có 2 điểm đến khác nhau nhưng cùng lộ trình di chuyển trên một chuyến xe. Hình thức đi này tiết kiệm từ 30%-40% chi phí cho mỗi hành khách.

Lý giải cho quyết định này, Bộ GTVT viện dẫn Thông tư số 63/2014 quy định đối với mỗi chuyến xe, đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết một hợp đồng vận chuyển khách. Sau khi có văn bản của Bộ GTVT, TP Hà Nội cũng đã cấm dịch vụ đi chung của Uber, Grab triển khai trên địa bàn. Tuy nhiên, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, cho biết dù Bộ GTVT không cho phép nhưng Grab vẫn triển khai dịch vụ GrabShare.

Theo Bộ Tư pháp, quy định "mỗi chuyến xe, đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết 1 hợp đồng" là không hợp lý, cản trở doanh nghiệp kinh doanh vận tải kết hợp nhận vận chuyển nhiều nhóm khách trên một tuyến đường để tiết kiệm chi phí.

Ngoài ra, Luật Giao thông đường bộ không có bất kỳ quy định nào hạn chế và cấm dịch vụ đi chung xe đối với xe hợp đồng. Vì vậy, mọi quy định hạn chế quyền tự do giao kết hợp đồng về số lượng hợp đồng, nội dung hợp đồng khi chưa được luật cho phép chỉ nhằm phục vụ công tác quản lý có thể bị coi là không hợp hiến, không hợp pháp.

tuyt coi quy dinh cam dich vu di xe chung

Nhiều hãng taxi truyền thống mất khách trước sự phát triển của taxi công nghệ với dịch vụ đi xe chung

Lợi cho khách hàng, sao phải cấm?

Chị Lan Anh (ngụ quận Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ sự đồng tình với việc bỏ quy định cấm đi chung xe. "Hình thức đi chung xe như của Grab mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng khi chúng tôi có thêm sự lựa chọn dịch vụ để tiết kiệm chi phí. Họ đưa ra dịch vụ, ai thấy phù hợp và không bất tiện khi đi chung thì sử dụng. Đây là tự nguyện mà, sao phải cấm?" - chị Lan Anh nói.

Ngày 6-3, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về việc "tuýt còi" của Bộ Tư pháp, ông Trần Bảo Ngọc - Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT - cho biết dịch vụ đi chung xe hợp đồng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau nên cần được xem xét, cân nhắc thấu đáo.

"Một số nước như Thái Lan, Hàn Quốc cũng chưa có quy định cho phép dịch vụ này nhưng thực tế, dịch vụ đi chung xe vẫn hoạt động. Do đó, ban soạn thảo vẫn đang tổng hợp các ý kiến đóng góp của các bộ ngành, cơ quan, từ đó sẽ cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định" - ông Ngọc thông tin.

Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cho rằng ở góc độ người tiêu dùng, rõ ràng dịch vụ đi chung xe khiến khách hàng được hưởng lợi khi tiết kiệm chi phí. Đây là một hình thức phổ biến hiện nay đối với loại hình xe hợp đồng cho nên dù không cho phép thì nó vẫn đang diễn ra. Tuy nhiên, ở góc độ pháp lý, ông Liên đánh giá đây là vấn đề đang còn gây tranh cãi rất nhiều.

"Dịch vụ đi xe chung sẽ dẫn đến việc đưa, đón khách dọc đường nhiều lần, nhiều chặng khác nhau, dễ phát sinh biến tướng xe dù, bến cóc, phá vỡ tuyến cố định… Còn rất nhiều tranh luận về vấn đề này nên rất cần các chuyên gia pháp lý cân nhắc, xem xét thấu đáo việc cấm hay không cấm đi xe chung trong khi sửa đổi Nghị định 86 lần này để hài hòa lợi ích các bên" - ông Liên bày tỏ.

Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam - ông Nguyễn Văn Thanh - cũng cho rằng ban soạn thảo "có cái lý" của họ bởi "không thể nào trên một xe lại có nhiều hợp đồng được ký kết". Tuy nhiên, ông Thanh cũng thẳng thắn: "Việc cấm dịch vụ xe chung chẳng qua là do cơ quan quản lý chưa quản được Grab, Uber nên cho luôn loại hình này vào thành xe hợp đồng để quản như xe hợp đồng".

Không có chế tài

Báo cáo tổng kết 2 năm thực hiện thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ trong hỗ trợ kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng, Bộ GTVT thừa nhận chưa có chế tài để xử lý đối tượng cung cấp phần mềm như Uber, Grab mà chỉ có thể tăng cường xử lý phương tiện và người điều khiển phương tiện nếu có vi phạm.

Grab triển khai ứng dụng GrabShare không nằm trong thí điểm theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT. Mặc dù Bộ GTVT đã có 2 văn bản về việc không áp dụng dịch vụ đi chung xe đối với Công ty TNHH GrabTaxi nhưng doanh nghiệp này vẫn tiếp tục triển khai, trong khi lại không có chế tài để xử lý.

tuyt coi quy dinh cam dich vu di xe chung Mở lại ‘khẩu chiến’ giữa Vinasun và Grab Taxi

Sau một tháng tạm dừng để hai bên thu thập, bổ sung tài liệu, chứng cứ, ngày mai (7/3), TAND TP.HCM sẽ mở lại phiên ...

tuyt coi quy dinh cam dich vu di xe chung Ngày 7/3 sẽ xử lại vụ Vinasun kiện Grab đòi bồi thường 41,2 tỉ đồng

Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh cho biết, sẽ mở lại phiên toà xét xử vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài ...

tuyt coi quy dinh cam dich vu di xe chung Bộ Công Thương ủng hộ công bằng với taxi sau 2 năm thí điểm Uber, Grab

Bộ Công Thương cho rằng cần rà soát, loại bỏ những quy định không cần thiết, từ đó giảm thiểu sự bất bình đẳng giữa ...

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.