Vải thiều Bắc Giang tiêu thụ thuận lợi tại nội địa và xuất khẩu, giá từ 22.000 - 48.000 đồng/kg

Năm nay, vải thiều Bắc Giang tiêu thụ thuận lợi ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Tại thị trường nội địa khoảng 60% sản lượng tiêu thụ ở các tỉnh phía Nam.

Thông tin từ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang), tính đến hết ngày 27/6, toàn tỉnh tiêu thụ được gần 130.000 tấn vải thiều, giá bán từ 22.000 - 48.000 đồng/kg, báo Bắc Giang đưa tin.

Trong đó, huyện Lục Ngạn tiêu thụ được hơn 72.000 tấn, Lục Nam hơn 25.000n tấn, Tân Yên hơn 15.000n tấn, Lạng Giang 4.600 tấn, Yên Thế 7.800 tấn và huyện Sơn Động 4.300n tấn.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện có khoảng 600 điểm cân vải thiều, trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Lục Ngạn. Ngoài thương nhân, doanh nghiệp trong nước, hiện có 113 thương nhân Trung Quốc sau thời gian cách li phòng dịch Covid-19 đã tham gia thu mua vải thiều.

Theo đại diện lãnh đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, năm nay, vải thiều tiêu thụ thuận lợi ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Tại thị trường nội địa khoảng 60% sản lượng tiêu thụ ở các tỉnh phía Nam.

Đặc biệt, điểm mới của hoạt động tiêu thụ vải thiều năm nay là đến thời điểm này đã xuất khẩu được hơn 50 tấn quả sang thị trường Nhật Bản, nước có đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật thuộc nhóm cao nhất thế giới.

Đây là cơ hội để khẳng định chất lượng vải thiều của tỉnh; đồng thời tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường ở các quốc gia khác trong những năm tiếp theo. Dự kiến vụ vải năm nay Nhật Bản sẽ tiêu thụ khoảng 100 tấn vải thiều Bắc Giang.

Theo kế hoạch và căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế, dự kiến khoảng 15-20 ngày nữa nông dân trong tỉnh sẽ cơ bản thu hoạch xong vải thiều.

Gần 130.000 tấn vải thiều Bắc Giang được tiêu thụ tại nội địa và xuất khẩu - Ảnh 1.

Sản phẩm vải thiều Bắc Giang được tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị trong nước như Big C, Co.op mart...và đã xuất khẩu sang nhiều nước, đặc biệt là Nhật Bản. Ảnh: Như Huỳnh.

Tính đến ngày 24/6, trên địa bàn tỉnh có các công ty như Cổ phần Ameii Việt Nam, TNHH Xuất nhập khẩu Chánh Thu, TNHH Thương mại và Dịch vụ Rồng Đỏ, Tập đoàn Vina T&T Group thu mua, xuất khẩu gần 200 tấn vải thiều Lục Ngạn sang các nước: Mỹ, Australia, Singapore, Hàn Quốc, Canada và Nhật Bản.

Trao đổi với người viết, bà Ngô Tường Vi, Phó giám đốc của công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu chia sẻ: “Nhật Bản là thị trường khá ổn định cả về giá và sản lượng, doanh nghiệp xác định quả vải sẽ là sản phẩm được tập trung trong năm nay để thâm nhập vào thị trường này. 

Không chỉ tính về lợi nhuận mà quan trọng nhất là mang thương hiệu quả vải Việt Nam đến người tiêu dùng của Nhật Bản, tiếp nữa sẽ là người tiêu dùng của các thị trường khác để gia tăng giá trị của vải thiều”.

Theo báo Bắc Giang, ông Tạ Đức Minh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, cho rằng việc thâm nhập thành công vào một thị trường có tiêu chuẩn cao như Nhật Bản sẽ giúp mở ra “những cánh cửa xuất khẩu” mới cho vải thiều của tỉnh Bắc Giang nói riêng và của Việt Nam nói chung.

“Do Nhật Bản là một trong những thị trường có tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm khắt khe nhất thế giới nên việc quả vải tươi của Việt Nam thâm nhập thành công vào thị trường này sẽ giúp chúng ta mở thêm những cánh cửa xuất khẩu sang các nước phát triển khác”, ông Minh nói.


chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.