Vành đai và Con đường của Trung Quốc: Tham vọng và hoài nghi

Vành đai và Con đường là sáng kiến đầy tham vọng của Trung Quốc nhằm đưa nước này thành trung tâm của trật tự kinh tế mới, nhưng hiện đối mặt với nhiều hoài nghi.
vanh dai va con duong cua trung quoc tham vong va hoai nghi Trung Quốc hứa chi 113 tỷ USD cho 'Vành đai và Con đường'

Trong hai ngày 14 và 15/5, lãnh đạo 29 nước tham gia diễn đàn quốc tế "Vành đai và Con đường" tại Bắc Kinh. Sáng kiến Vành đai, Con đường được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu đưa ra năm 2013. Đây là dự án xây dựng qua hơn 60 nước, dựa trên ý tưởng hồi sinh Con đường tơ lụa từng kết nối Trung Quốc với Trung Á, châu Âu và các khu vực xa hơn nữa.

Theo New York Times, ông Tập muốn sử dụng thế mạnh kinh tế và phương pháp công nghiệp của Trung Quốc để tạo ra loại hình toàn cầu hóa mới, qua đó loại bỏ các quy tắc tổ chức do phương Tây chi phối lâu năm. Thông qua sáng kiến này, Trung Quốc muốn tái lập trật tự kinh tế toàn cầu, thu hút các quốc gia và công ty gắn kết chặt hơn với quỹ đạo do nước này tạo ra.

Tuy nhiên, nhiều người còn hoài nghi với sáng kiến Vành đai, Con đường mà Trung Quốc vẽ ra khi bức tranh tham vọng này còn thiếu nhiều chi tiết cụ thể.

Sáng kiến Vành đai, Con đường thực sự là gì?

vanh dai va con duong cua trung quoc tham vong va hoai nghi
Tham vọng hồi sinh Con đường Tơ lụa của Trung Quốc thông qua sáng kiến Vành đai, Con đường thế kỷ 21. Đồ họa: Reuters

Trên tờ Hindu Times, giáo sư Shin Kawashima của Đại học Tokyo (Nhật Bản) nhận định, sáng kiến Vành đai, Con đường không chỉ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế mà còn gồm khía cạnh chính trị và quân sự. Theo giáo sư Shin, không dễ để trả lời chính xác Vành đai, Con đường thực sự là gì bởi cho tới này nó còn khá mơ hồ.

Giáo sư Shin chỉ ra 4 điểm căn bản trong sáng kiến Vành đai, con đường mà Trung Quốc nêu ra.

Thứ nhất, do sáng kiến Vành đai, Con đường là một phần của chính sách ngoại giao ngoại biên từ chính quyền Hồ Cẩm Đào, có thể nói nó gồm Con đường tơ lụa trên biển và trên đất liền.

Thứ hai, dù không rõ chiến lược này bao phủ những khu vực nào, nó dường như gồm khu vực Đông Phi và Tây Nam Thái Bình Dương, cũng như toàn bộ lục địa Á-Âu.

Thứ ba, trong chính phủ Trung Quốc, Hội đồng nhà nước, Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại có quyền hạn xử lý các vấn đề liên quan tới chiến lược này, trong khi chính quyền địa phương cũng có vai trò nhất định.

Thứ tư, một trong những mục tiêu của chiến lược này là xử lý hoạt động sản xuất dư thừa từ các doanh nghiệp nội địa do nhà nước quản lý và các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, do cơ hội xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước hiện này ít hơn trước, Trung Quốc hiện có dư nguồn năng lực này.

Dù khái niệm Vành đai, Con đường là sự mở rộng chính sách ngoại giao ngoại biên có từ thời chính quyền Hồ Cẩm Đào, nó cũng được cho là nỗ lực củaTrung Quốc trong việc hình thành phạm vi ảnh hưởng.

Mơ hồ

vanh dai va con duong cua trung quoc tham vong va hoai nghi
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: Getty

Phát biểu khai mạc diễn đàn quốc tế "Vành đai và Con đường", Chủ tịch Trung Quốc gọi sáng kiến này là "dự án của thế kỷ". Theo ông Tập, chương trình dựa trên sự đầu tư của Trung Quốc vào các cây cầu, đường ray, cảng và năng lượng tại hơn 60 quốc gia, tạo nên "xương sống" trong chương trình nghị sự về kinh tế và địa chính trị của Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo giáo sư Shin, sáng kiến Vành đai, Con đường vẫn mơ hồ ở nhiều mặt và người ta đặt ra câu hỏi liệu Vành đai, Con đường sẽ là một tổ chức quốc tế với các thành viên hay không.

Thậm chí, ngay cả giới nghiên cứu Trung Quốc cũng cho rằng, sáng kiến Vành đai, Con đường sẽ chẳng mang ý nghĩa nào nếu không có một tổ chức cụ thể được hỗ trợ bởi tư duy và chiến lược địa chính trị.

Trung Quốc đang giới thiệu hình ảnh mới của nước này ở khu vực châu Á bằng việc đảm bảo an ninh khu vực và đưa ra các sáng kiến như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á.

Ngay tại Trung Quốc, người ta không thực sự rõ vai trò của sáng kiến Vành đai, Con đường. Sáng kiến này tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn thặng dư. Kể từ khi nền kinh tế Trung Quốc rơi vào suy yếu, sáng kiến này bị chỉ trích là ưu tiên đầu tư nước ngoài hơn đầu tư trong nước.

Điểm thứ hai là cần xét tới trong sáng kiến Vành đai, Con đường là hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng hay nói cách khác khía cạnh kinh tế trong ý nghĩa của chiến lược này. Có quan điểm cho rằng Vành đai, Con đường cần phải được phân chia rõ ràng về chính sách trên đất liền và trên biển. Chính sách trên biển (một con đường) hơn là trên đất liền (một vành đai) cần được chú ý nhiều hơn, theo giáo sư Shin.

Toan tính của Trung Quốc và sự thận trọng từ các nước

Việc xây dựng các cảng biển ở Brunei và Sri Lanka, cũng như căn cứ hải quân từ Biển Đông đến eo biển Malacca, ở Ấn Độ Dương, và Djibouti ở Nam Phi, Trung Quốc đang thiết lập các vị trí cho việc mở rộng lực lượng hải quân của nước này, theo giáo sư Shin.

Nói cách khác, vai trò cơ bản của chính sách Con đường tơ lụa trên biển không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn mang yếu tố chính trị và quân sự.

Theo giáo sư Shin, các nước cần chú ý đến sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương, cũng như liệu khía cạnh kinh tế và chính trị trong sáng kiến này của Bắc Kinh có thực sự tách biệt với mục đích quân sự hay không.

Theo New York Times, Trung Quốc hành động rất nhanh và mang suy nghĩ lớn nên sẵn sàn chấp nhận những bước đi sai lầm trước mắt để toan tính cho những lợi ích lâu dài. Ngay cả những dự án tài chính đáng ngờ mà Trung Quốc đầu tư ở Pakistan và Kenya, các quốc gia có nạn tham nhũng, đều mang những toan tính về quân sự và ngoại giao.

Mỹ và nhiều đồng minh chủ chốt của nước này ở châu Âu và châu Á thận trọng trước sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc. Australia đã bác yêu cầu ký kết bản kế hoạch của Bắc Kinh.

Trong khi đó, dù các dự án được thực hiện trên “sân nhà”, Ấn Độ bực tức khi những con đường do Trung Quốc đầu tư sẽ chạy qua Kashmir – lãnh thổ tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan.

Ấn Độ tuyên bố không chấp nhận dự án mà buộc nước này phải thỏa hiệp về chủ quyền. Ấn Độ cũng cảnh báo về gánh nặng nợ phát sinh khi quốc gia sở tại sẽ phải nỗ lực để trả những khoản vay cho các công trình cơ sở hạ tầng khổng lồ. Các công trình này đều sử dụng vốn vay do ngân hàng Trung Quốc cấp.

Tại diễn đàn vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hứa hẹn các định chế tài chính của Trung Quốc sẽ đóng góp vào sáng kiến Vành đai, Con đường khoảng 780 tỷ nhân dân tệ, tương đương 113 tỷ USD.

Theo ông Tập, sáng kiến Vành đai, Con đường sẽ không lặp lại phương thức cũ của các trò chơi địa chính trị, mà nhằm đạt đến sự hợp tác các bên cùng có lợi. "Nó sẽ không thiết lập một nhóm nhỏ nhằm hạ thấp sự ổn định, thay vì đó sẽ vươn đến việc tạo ra một gia đình hòa hợp", ông nói.

Tuy nhiên, giới quan sát nhận định, rất khó để đánh giá Vành đai, Con đường ở thời điểm hiện tại, trong khi những hoài nghi xung quanh sáng kiến này chưa thể xóa bỏ.

vanh dai va con duong cua trung quoc tham vong va hoai nghi Trung Quốc hứa chi 113 tỷ USD cho 'Vành đai và Con đường'
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.