Viễn thông ứng cứu thông tin, hỗ trợ tối đa khách hàng trong mùa mưa bão

Tình hình mưa bão gây ảnh hưởng trên diện rộng đã được viễn thông ứng cứu tối đa khi huy động hết lực lượng, nỗ lực toàn diện để đảm bảo giữ vững mạng lưới thông tin trên địa bàn và hỗ trợ thiết thực tới từng người dân.

Ảnh hưởng của cơn bão số 6 và tình trạng ngập lụt đã làm các thiết bị truyền dẫn cáp quang, thiết bị răng rộng, thiết bị đầu cuối của khách hàng bị hư hỏng. Trong tình hình đó, sự nỗ lực của các đơn vị viễn thông đã phần nào giúp ổn định liên lạc của người dân khi tăng cường hỗ trợ tối đa cho khách hàng.

Theo VNPT, các đơn vị thuộc các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi… đã bố trí nhân lực bám trạm, túc trực 24/7 để bảo vệ trạm và thiết bị, thực hiện ứng cứu các trạm VT/ BTS bị ngập lụt, điều chuyển và chạy máy nổ hỗ trợ kịp thời các trạm bị sự cố.

Viễn thông ứng cứu thông tin, hỗ trợ tối đa khách hàng trong mùa mưa bão - Ảnh 2.

Viễn thông nỗ lực ứng cứu thông tin trong mùa mưa bão. (Ảnh: Cao Hưng).

Riêng VNPT Thanh Hóa đã sẵn sàng phương án dùng truyền dẫn vệ tinh Vsat-IP để phát sóng di động cho trạm BTS/Mường Lát trong trường hợp bị sự cố cáp quang. VNPT Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn đã sẵn sàng phương án ứng phó tình huống mưa lũ hoàn lưu bão.

VNPT Thừa Thiên - Huế đã nhanh chóng tiếp cận 100% trạm, số lượng trạm mất liên lạc cơ bản đã xử lý xong để đảm bảo khắc phục sự cố khôi phục liên lạc cho các khách hàng thuê bao băng rộng trên địa bàn sớm nhất trong ngày 14 - 15/10.

Cùng với đó, VNPT các tỉnh cũng đã thiết lập các điểm phục vụ bà con nạp nguồn điện thoai, đèn pin dự phòng để kịp thời cập nhật thông tin và báo động lúc khẩn cấp. Đại diện MobiFone cho biết cũng đã bố trí các điểm sạc điện thoại để người dân có thể nạp pin khi tình hình cúp điện trên diện rộng. Trong khi đó, với sự cố thủy điện Rào Trăng 3, Viettel cũng đã hỗ trợ điện thoại vệ tinh để đảm bảo công tác ứng cứu khẩn cấp.

Để ứng phó với cơn bão số 7 ảnh hưởng đến các tỉnh nam đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, viễn thông cũng đã đưa nhiều phương án tối ưu như gia cố các tuyến cáp quang bị sạt lở, rà soát kiểm tra mạng lưới viễn thông, chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu dự phòng; kiểm tra các hệ thống thông tin chuyên dùng: Vsat-Ip, Inmarsat sẵn sàng phục vụ công tác chỉ đạo của các cấp chính quyền khi có yêu cầu.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.