Vợ chồng tài xế nghèo cưu mang gần 100 người cơ nhỡ, khó khăn

Bất kể bắt gặp người lang thang cơ nhỡ ở đâu, vợ chồng anh Phước sẵn sàng đưa về nhà chăm sóc dù hoàn cảnh còn nhiều khó khăn.

Lá lành đùm lá rách

vo chong tai xe ngheo cuu mang gan 100 co nho kho khan
Chị Hạc chuẩn bị cơm nước cho các thành viên trong nhà.

Tấm lòng cao cả, “thương người như thể thương thân”, được chúng tôi nhắc đến trên đây là vợ chồng anh Hà Tư Phước (47 tuổi) và chị Huỳnh Thị Hạc (38 tuổi), ngụ tại làng Ia Rok, xã Chư H'Drông, TP. Pleiku, Gia Lai.

Con đường dẫn vào nhà anh Phước, chị Hạc nằm nép mình bên chân núi Hàm Rồng. Dù ở nơi hoang vu, hẻo lánh, nhưng căn nhà lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười. Những con người sống ở đây này nhìn bề ngoài có vẻ già dặn, nhưng tâm hồn như những đứa trẻ lên ba. Họ là những mảnh đời bất hạnh, được vợ chồng anh Phước nhận về chăm sóc.

Cách đây hơn 10 năm, trong một lần đi chở hàng, anh Phước bắt gặp một thanh niên bị nhốt sau song sắt, cậu ta liên tục gọi với theo anh “bố ơi, bố ơi...”. Anh quay xe lại để hỏi chuyện thì cậu thanh niên say sưa kể những câu chuyện ngây ngô, hồn nhiên. “Sau khi về nhà, hình ảnh cậu ta cứ hiện hữu mãi trong đầu tôi. Không hiểu sao tôi thấy lo lắng, thấy có lỗi nên quyết định quay trở lại xin nhận cậu ta về nuôi. Trải qua một thời gian sống với vợ chồng tôi, bỗng dưng cậu thanh niên đó khỏi bệnh, nhận thức được mọi việc nên đã được gia đình đón về”, anh Phước xúc động nhớ lại.

Kể từ lần đó, bất kể khi nào, ở đâu, chỉ cần vợ chồng anh gặp người lang thang, cơ nhỡ ngoài đường đều sẵn sàng đón về chăm sóc. Tính đến thời điểm hiện tại, vợ chồng anh Phước, chị Hạc đang cưu mang 82 người.

Ban đầu, vợ chồng anh Phước, chị Hạc chỉ nhận chăm sóc một vài trường hợp, nhưng thấy nhiều người cần được giúp đỡ nên anh chị đã mở rộng vòng tay tiếp nhận 82 người. Căn nhà nhỏ của hai vợ chồng không đủ chỗ ở và sinh hoạt cho mọi người, anh chị phải chạy vạy để có đủ chi phí dựng lên một chỗ ở đủ rộng, cho từng ấy người sinh sống.

Gia đình nhỏ, hạnh phúc to

Hoàn cảnh của vợ chồng anh Phước và chị Hạc không được khá giả. Anh làm tài xế, chị ở nhà nên đồng tiền kiếm được không thể trang trải hết cho gần trăm miệng ăn. Hàng ngày, anh thức dậy từ 3h sáng để đi bốc vác thuê, đến 6h thì về đi chở hàng. Bất cứ ai kêu đi làm gì, anh Phước đều nhận lời để có tiền mua thêm ít gạo và quần áo cho các thành viên trong gia đình. Riêng chị Hạc, cũng không còn khoảng thời gian trống do luôn tay chăm sóc, dọn dẹp và nấu cơm cho cả nhà.

Đó là chưa kể, một số người thường xuyên la hét, đập phá lung tung do thần kinh không ổn đinh. Những lúc này, vợ chồng chị Hạc rất bình tĩnh, nhẫn nại và dùng tình thương để cảm hóa, giúp mọi thành viên sống chan hoà yêu thương.

vo chong tai xe ngheo cuu mang gan 100 co nho kho khan
Dù không phải thân nhân nhưng anh chị Phước vẫn lo cho họ bằng hết cả tấm lòng.

“Dù có chút vất vả nhưng chúng tôi thấy vui, thấy hạnh phúc khi được nhìn thấy mọi người ăn no, ngủ say”, chị Hạc tâm sự.

Theo chân người mẹ “trăm con” chúng tôi tiến lại gần hơn với mái ấm của vợ chồng chị Hạc. Ngôi nhà đang yên ắng bỗng dưng trở nên huyên náo khi thấy người lạ xuất hiện. Nhiều người hò reo, nhảy múa. Với giọng thanh thoát, rõ ràng của mình, chị Hạc đã khiến các mọi người trở nên trật tự, mọi thứ dần trở lại ban đầu.

11h trưa, sau khi chuẩn bị cơm nước tươm tất, chị Hạc cầm những xuất cơm cho mọi người. Không một ai chen lấn, xô đẩy, từng người xếp hàng theo trật tự rồi lên nhận cơm. Điều khiến chúng tôi khá bất ngờ là việc chị Hạc nhớ tên của tất cả các các thành viên.

Sau bữa ăn, mọi người tự giác dọn gọn chén đũa của mình vào thau, ai được phân công rửa bát, quét những hạt cơm rơi vãi trên sàn sẽ tự động làm mà không cần chị nhắc nhở. “Mọi người ở đây ngoan lắm, dường như họ hiểu được nỗi khổ của chúng tôi nên không quậy phá, lại còn giúp chúng tôi dọn dẹp nữa. Mỗi lần mệt mỏi, nhìn thấy mọi người vui sống chúng tôi lại có thêm động lực để cố gắng gắn bó với họ”, chị Hạc kể.

Mặc dù những người này bất hạnh về thần trí, nhưng họ lại may mắn về mặt tình cảm gia đình. Bên cạnh họ lúc nào cũng có tình yêu thương lớn lao của “bố Phước, mẹ Hạc”.

Ông Nguyễn Quang Hải (Chủ tịch UBND xã Chư Hrông) cho biết: “Chính quyền xã luôn sẵn sàng giúp đỡ vợ chồng anh về mặt thủ tục pháp lí. Bên cạnh đó chính quyền xã cũng thường xuyên đến mái ấm của anh chị để hỗ trợ về mặt thuốc men và khám chữa bệnh miễn phí”.
chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.