Vô tư livestream, quay phim chương trình nghệ thuật là ngược đãi nghệ sĩ

Để có được những phút thăng hoa trên sấu khấu, phía sau ánh đèn ấy hàng chục, thậm chí hàng trăm con người đã phải lao động miệt mài, ngày đêm.

Nghệ sĩ lên tiếng

Mới đây trong một show hài có bán vé diễn ra tại Hà Nội, mặc dù ban tổ chức đã thông báo và nhắc nhở không quay phim chương trình, nhưng một số khán giả vẫn vô tư livestream, ghi hình các nghệ sĩ biểu diễn. Trước khi bắt đầu tiểu phẩm của mình, nghệ sĩ Xuân Bắc đã không giấu được bức xúc và lên tiếng rằng “Nếu ai còn tiếp tục ghi hình, chúng tôi sẽ mời người đó ra khỏi khán phòng”.

Đúng vậy, quyền sử dụng điện thoại là quyền cá nhân của mỗi con người, nhưng sử dụng như thế nào lại là cách thể hiện ý thức và sự tôn trọng của một người đối với mọi người. Do đó, việc một cá nhân hay nhóm người quay phim chụp ảnh, livestream chỉ để phục vụ lợi ích cá nhân của mình ở nơi yêu cầu không quay phim, chụp hình chính là hành động ngược đãi nghệ sĩ và cả ê kíp thực hiện chương trình, bộ phim ấy.

vo tu livestream quay phim chuong trinh nghe thuat la nguoc dai nghe si
Nghệ sĩ Xuân Bắc lên tiếng vì nhiều khán giả vô tư livestream chương trình biểu diễn. (Ảnh: Zing).

Bởi, để có được những phút thăng hoa trên sân khấu, những hình ảnh đẹp nhất hay những âm thanh, màu sắc sống động nhất để phục vụ và làm thỏa mãn kì vọng của khán giả thì phía sau ánh đèn ấy vẫn đang có hàng chục, thậm chí hàng trăm con người phải lao động ngày đêm miệt mài, và tất cả đều có giá trị của nó chứ không hoàn toàn miễn phí. Một bộ phim có thể chỉ được chiếu trên màn hình 60 phút, nhưng để được công chúng khen một tiếng “hay” thì các nghệ sĩ đã phải khổ công luyện tập biết bao ngày đêm, các nhà biên kịch phải thức trắng đêm nhiều ngày trời để viết lên một kịch bản ý nghĩa mà không dưới hàng trăm lần chỉnh sửa, rồi đến những khoản đầu tư trang thiết bị, thuê mướn sân bãi... Thử hỏi, thu nhập của họ nằm ở đâu? Chính là doanh thu từ hoạt động bán vé nằm trong mỗi suất chiếu, buổi diễn đó.

Còn nhớ cách đây không lâu, bộ phim “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” của đạo diễn Ngô Thanh Vân được đầu tư khoảng 20 tỉ đồng, nhưng lại không được chiếu ở các cụm rạp CGV đã trở thành vấn đề gây tranh luận rất gay gắt. Trong buổi họp báo ra mắt phim, đạo diễn Ngô Thanh Vân đã phải bật khóc khi “đứa con tinh thần” không được chiếu ở cụm rạp lớn nhất nhì Việt Nam, tuy nhiên may mắn vẫn mỉm cười với cô và cả đoàn làm phim khi các suất chiếu tại các rạp khác được khán giả ủng hộ nhiệt tình khiến doanh thu mang về vượt quá sự mong đợi. Nhưng nếu như bộ phim bị quay lại video, livestream và phát tán hình ảnh trên mạng xã hội thì sao? Điều đó, có khi còn gây tổn thất nặng nề hơn cả việc phim không chiếu ở rạp CGV.

vo tu livestream quay phim chuong trinh nghe thuat la nguoc dai nghe si
Để có được những thước hình đẹp, mang đến thỏa mãn về kì vọng của khán giả, những người làm nghệ thuật đã phải làm việc ngày đêm miệt mài. Ảnh minh họa.

Còn việc chúng ta bỏ tiền ra mua vé để xem bộ phim hay chương trình nghệ thuật và bằng nhiều hình thức để ghi lại hình ảnh với cái cớ là tạo điều kiện cho người không có điều kiện đi xem thì việc làm ấy không chỉ phạm pháp mà ta đang vô tình chà đạp nên mồ hôi, công sức của rất nhiều người, tước đi một phần thu nhập của người lao động này để chia cho những người lao động khác. Và cũng như bao ngành nghề khác, hoạt động nghệ thuật không phải là nghề hào nhoáng và luôn có thu nhập rủng rỉnh như chúng ta vẫn thường nghĩ.

Công nghệ càng cao, vi phạm bản quyền càng lớn

Không thể phủ nhận khi thời đại công nghệ thông tin được phát triển một cách mạnh mẽ như hiện nay khiến cho công chúng có thể dễ dàng tiếp cận được các tác phẩm nghệ thuật, nhưng đây cũng là một nguyên nhân gây tổn thất rất lớn cho các nhà sản xuất. Và hành động quay phim, livestream ở những nơi không được phép rồi phát tán trên mạng xã hội được xem như một sự ngược đãi những con người làm nghệ thuật, xa hơn nữa là vi phạm pháp luật. Có thể hành động quay phim, livestream ghi hình không quay cận mặt cá nhân thực hiện nhưng đã nói nên phần nào thực trạng về ý thức của một bộ phận người trong xã hội đang bị xuống cấp.

vo tu livestream quay phim chuong trinh nghe thuat la nguoc dai nghe si
Vô tư livestream, quay phim chương trình nghệ thuật là ngược đãi nghệ sĩ, xa hơn là dẫn tới phạm pháp. Ảnh minh họa.

Trước đó đã từng xảy ra không biết bao nhiêu vụ việc tương tự, năm 2015, bộ phim “Để mai tính 2” được mua bản quyền phát hành trên một truyền hình, thì ngay trong ngày đầu tiên phát sóng, đến buổi tối hôm đó bản chuẩn HD với nguyên logo của kênh truyền hình ấy đã tràn lan trên các trang web chia sẻ phim trái phép, hay năm 2016, vẫn kênh truyền hình này vừa chiếu “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, ngay lập tức bị phát tán và lưu lại trên mạng suốt thời gian dài. Bộ phim “Gái già lắm chiêu” được đầu tư hàng chục tỉ đồng, khi khởi chiếu tại rạp cũng bị quay nén và phát tán trên mạng xã hội.

Mặc dù, những điều luật về chống vi phạm bản quyền tác giả, quyền nghệ sĩ được nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đưa ra, song có lẽ vẫn chưa được thực hiện nghiêm ngặt, thêm vào đó là ý thức và sự thiếu tôn trọng của một số người trong xã hội, cố tình quay lén, lưu lại hình ảnh cho bản thân hoặc bạn bè cùng xem hoặc thậm tệ hơn là phát tán trên mạng xã hội.

Như vậy, việc chúng ta phải trả tiền để có được một chỗ ngồi đẹp, tìm được sự thỏa mãn thị hiếu của cá nhân thì ta hãy biết tôn trọng những người làm nghệ thuật, còn nếu như chúng ta cho rằng chương trình nghệ thuật, bộ phim đó "nhạt", "chán", "dở" thì đó là quyết định ở sự lựa chọn trước đó của ta. Đừng vô tư đến vô tội hành động ở những nơi không được phép mà vô tình dẫm đạp lên sự lao động của những con người làm nghệ thuật.

chọn
Hình ảnh tiến độ KCN hơn 2.300 tỷ đồng của Ecoland ở Hưng Yên
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 3 được thực hiện tại huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ và huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) có quy mô 159,7 ha với tổng vốn đầu tư là 2.310 đồng.