Vụ 500 giáo viên có nguy cơ mất việc: Lương thấp, cô giáo tranh thủ bán cháo để có tiền nuôi con

“Đồng lương ba cọc ba đồng, chỉ đủ xăng xe và nuôi bản thân, tôi phải bán cháo, phải làm thêm nhiều việc mới có tiền nuôi con và nuôi cả nghề của mình”, chị Dung, một trong những giáo viên có nguy cơ mất việc cho biết. 
vu 500 giao vien co nguy co mat viec luong thap co giao tranh thu ban chao de co tien nuoi con
Hàng trăm giáo viên có nguy cơ bị mất việc.

Chiều qua (11/3), UBND tỉnh Đắk Lắk đã có công văn yêu cầu huyện Krông Pắc tạm dừng việc cắt hợp đồng lao động đối với hơn 500 giáo viên mà huyện đã thông báo vào ngày 9/3/2018, để tìm hướng giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thông tin này ít nhiều đã đem lại niềm hy vọng cho các giáo viên. Trước đó, khi tham dự cuộc họp của UBND huyện Krông Pắc các đây ít ngày, nhiều giáo viên khóc thành tiếng, rưng rưng nước mắt vì hay tin mình bị mất việc hoặc có nguy cơ mất việc sau nhiều năm cống hiến trong nghề.

Chị Hồ Thị Ngọc Dung, giáo viên dạy môn Ngữ văn tại Trường THCS Ngô Mây (xã Vụ Bổn) nghẹn ngào nói, những năm qua, khi làm giáo viên cô thường xuyên phải dậy từ sáng sớm để nấu cháo đi bán. Đến chiều sau khi xong việc, chị lại tất bật chuẩn bị lên lớp dạy.

“Nhiều người nói đi dạy học thì không bon chen, nhưng, ít người biết được chúng tôi cự khổ như thế nào.

Đồng lương thì ba cọc ba đồng, chỉ đủ xăng xe và nuôi bản thân. Tôi phải bán cháo, phải làm thêm nhiều việc mới có tiền nuôi con và nuôi cả nghề của mình”, chị Dung trực trào nước mắt nói.

Cũng theo chị Dung, công việc dạy học đã khó khăn, đường đi lại còn khó khăn không kém. Do đường hư hỏng nên nắng thì bụi mù trời, mưa xuống trở nên lầy lội. Nhưng do yêu nghề, thương các em học sinh nên thầy cô phải cố gắng bám trụ.

“Trải qua biết bao khó khăn, vất vả, bây giờ lại có nguy cơ mất việc. Nghĩ lại tôi thấy xót xa quá, mình chôn vùi cả tuổi trẻ nơi đây mà nhận được kết cục đắng quá”, chị Dung tâm sự.

Cũng theo một số giáo viên tại Trường THCS Ngô Mây, thời gian đầu khi mới về dạy, chế độ và lương của giáo viên các thầy cô đều được nhận đủ.

Tuy nhiên, từ tháng 6-12/2015, họ bị cắt chế độ thu hút của vùng 3. Tiếp theo, từ tháng 1-6/2016, những giáo viên này chỉ nhận được lương cơ bản là 2,3 triệu/tháng.

Tháng 7/2016 là thời gian nghỉ hè, nên không được nhận lương; đến tháng 8 mỗi giáo viên nhận 1 triệu đồng, tháng 9 nợ lương và từ tháng 10/2016 bắt đầu nhận lương theo đợt 4 tháng 1 lần.

Cũng theo những giáo viên này, từ 10/2016, chỉ được nhận khoảng 2 triệu/ tháng, có một số giáo viên còn nhận thấp hơn.

vu 500 giao vien co nguy co mat viec luong thap co giao tranh thu ban chao de co tien nuoi con
Chị Dung (bên trái) nghẹn ngào nói về thời gian dạy học của mình. Ảnh: Trang Anh

Nguyễn Tuấn Anh, giáo viên tin học Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai cho biết, vào tháng 7/2015 anh được ông Nguyễn Sỹ Kỷ (thời điểm này là chủ tịch UBND huyện Krông Pắc) có quyết định ký hợp đồng lao động với lương bậc 1/9, hệ số 2,34 và giao về Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai giảng dạy.

Cũng theo anh Tuấn Anh, sau khi giảng dạy được 2 năm, đến ngày 20/1/2017, nhà trường mời anh và 21 giáo viên dạy hợp đồng khác lên yêu cầu ký lại hợp đồng thời vụ (từ tháng 2 đến tháng 7/2017), với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng/người. Trừ 32,5% tổng lương để đóng các loại bảo hiểm, mỗi người chỉ còn được nhận 1,0025 triệu đồng.

Anh Tuấn Anh chia sẻ, với mức lương trên anh không thể lo được cho mình và gia đình. Không những thế, do không đủ lo cho cuộc sống nên anh và một số giáo viên khác phải nghỉ việc để tìm việc khác làm.

Cũng rơi vào cảnh tương tự, chị T.T cho biết, vào năm 2014, chị được nhà trường ký hợp đồng giảng dạy môn tiếng Anh.

Theo chị T., hiện nay trường có 11 lớp học tiếng Anh nhưng chỉ có duy nhất một mình chị là giáo viên tiếng Anh. Mặc dù vậy, chị vẫn thuộc diện bị chấm dứt hợp đồng để nhường chỗ cho các giáo viên trường khác dư đến giảng dạy.

Chị T. còn chia sẻ, mặc dù chị đến đăng ký tham dự kỳ thi tuyển giáo viên biên chế sắp tới nhưng không được thi. Ngành giáo dục lý giải chị không đủ tiêu chuẩn vì không có bằng sư phạm tiếng Anh mà chỉ có bằng cử nhân tiếng Anh và nghiệp vụ sư phạm.

"Quy định này có hiệu lực từ năm 2015 trong khi tôi được nhận vào trường từ năm 2014. Ngoài ra, một số giáo viên có bằng cấp như tôi nhưng được nhận vào dạy hợp đồng sau khi có quy định", chị T. nói.

vu 500 giao vien co nguy co mat viec luong thap co giao tranh thu ban chao de co tien nuoi con Vụ hơn 500 giáo viên mất việc ở Đắk Lắk: Xem xét kỉ luật Chủ tịch huyện Krông Pắc

Liên quan đến vụ việc hơn 500 giáo viên có nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk đang ...

vu 500 giao vien co nguy co mat viec luong thap co giao tranh thu ban chao de co tien nuoi con Họp khẩn vụ hơn 500 giáo viên có nguy cơ thất nghiệp

UBND huyện Krông Pắk đã có cuộc họp khẩn về vụ việc hơn 500 giáo viên có nguy cơ bị thất nghiệp.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.