Vụ tin đồn lãnh đạo Thanh Hóa có 'bồ nhí': Làm gì để ngăn chặn thông tin giả mạo trên mạng xã hội?

Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, có rất nhiều lợi ích, nhưng cũng không ít hiểm họa, hệ lụy. Tiêu biểu là tình trạng tung tin thất thiệt, bịa đặt, liên quan đến đời tư như vụ tin đồn lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa có bồ nhí.
vu tin don lanh dao thanh hoa co bo nhi lam gi de ngan chan thong tin gia mao tren mang xa hoi
Mạng xã hội đang lan truyền chóng mặt các thông tin có dấu hiệu bôi nhọ cán bộ Thanh Hóa.

Theo nguồn tin, đến nay, cả hai “khổ chủ” liên quan vụ “tin đồn lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa có bồ nhí” đều khẳng định bị vu khống, đề nghị cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để minh oan, đồng thời truy cứu trách nhiệm kẻ “ném đá giấu tay”.

Có thể người tung tin giả mạo, vu khống sẽ bị phát hiện và xử lý nghiêm khắc, hoặc cơ quan chức năng không tìm ra thủ phạm. Nhưng dù có bắt được kẻ đó hay không, thì cuộc sống của hai cá nhân, hai gia đình đã bị đảo lộn, phải chịu sức ép rất lớn từ thông tin trôi nổi. Không những thế, tập thể, và thậm chí cộng đồng liên quan, cũng bị ảnh hưởng.

Kẻ thủ ác đã đạt được mục đích và có thể không bị phát hiện. Bởi vì chỉ cần trong “một nốt nhạc”, đã có thể lập một tài khoản Facebook “ảo”, trở thành một “phóng viên kiêm tổng biên tập” để tha hồ đăng tải, chia sẻ thông tin, tham gia “chém gió”, hoặc buôn bán, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ… mà không cần phải chịu trách nhiệm. Với những người đã chuẩn bị trước, thì cơ quan chức năng vô cùng khó khăn, hoặc không thể tìm ra chủ nhân đích thực của tài khoản.

Có vẻ như cơ quan chức năng đã “chậm chân” so với sự phát triển như vũ bão cũng như lúng túng khi giải quyết những mặt tiêu cực của mạng xã hội.

Đối với điện thoại, chúng ta đã có những giải pháp quyết liệt, nhưng nạn sim “rác” vẫn tràn lan, là mảnh đất màu mỡ cho các hành vi tiêu cực, phạm pháp. Đối với mạng xã hội, chúng ta đang bất lực với tình trạng tài khoản “ảo” (không xác định được chủ nhân, người chịu trách nhiệm). Đây là lỗ hổng rất lớn để cho các thông tin giả mạo, vu khống, bịa đặt… tràn lan.

Mặt khác, các chế tài pháp lý, cũng như các giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn thông tin xấu độc từ mạng xã hội còn chưa sát đúng, chưa phù hợp với thực tế.

Để ngăn chặn các thông tin giả, độc hại trên mạng xã hội, cần có giải pháp để hạn chế hiện tượng tài khoản “ảo”, đồng thời có các biện pháp xử lý về hành chính, dân sự hoặc hình sự đối với các hành vi đăng tải, loan truyền các thông tin không được phép gây hậu quả hoặc để trục lợi.

Đồng thời, cần nâng cao hiểu biết pháp luật và ứng xử văn minh của người dân khi sử dụng mạng xã hội.

vu tin don lanh dao thanh hoa co bo nhi lam gi de ngan chan thong tin gia mao tren mang xa hoi Ông Đinh La Thăng bị VKS đề nghị phạt 18-19 năm tù

Với quy kết là người chỉ đạo cố ý làm trái trong việc góp vốn 800 tỷ đồng vào Oceanbank, ông Đinh La Thăng bị ...

vu tin don lanh dao thanh hoa co bo nhi lam gi de ngan chan thong tin gia mao tren mang xa hoi Xét xử ông Đinh La Thăng: Lời khai trái chiều giữa ông Thăng và thuộc cấp

Trong phiên tòa chiều 21/3, ông Đinh La Thăng trả lời HĐXX liên quan đến việc ông bị cáo buộc cố ý làm trái quy ...

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.