Mỏ sắt lớn nhất gần 10 năm bất động
Dự án khai thác đầu tư vào mỏ sắt Thạch Khê được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008 với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, do Công ty CP Sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư.
Dự án sắt Thạch Khê: Người dân khu tái định cư 6 năm trời 'loay hoay' tìm đường sống
Sau gần 6 năm nhường đất cho mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á hoạt động, cũng là ngần đó thời gian người dân được ... |
Tuy nhiên từ sau khi khởi công (9/2009), dự án triển khai có quá nhiều yếu kém, bất cập chưa được giải quyết. Đến tháng 7/2011, Thủ tướng Chính phủ phải cho tạm dừng bốc đất tầng phủ và tái cơ cấu cổ đông của TIC bởi còn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém.
Tính đến thời điểm hiện tại, sau gần 10 năm đi vào hoạt động, nhưng đến nay, mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á vẫn dậm chân tại chỗ. Những vùng đất đã khai thác bóc dỡ tầng đất phủ tạo ra những hố sâu gây nguy hiểm.
Có mặt tại mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á, dù từ lối vào moong mỏ đã gắn biển cấm vào nơi “khu vực nguy hiểm” nhưng nhiều người dân và những đứa trẻ vẫn đùa nghịch, câu cá và chăn thả gia súc tại đây.
Người dân địa phương vẫn thường xuyên vào khu vực moong mỏ để đánh bắt cá. Ảnh Hoài Nam |
Dân phớt lờ với biển cấm
Dù biết là nguy hiểm, có biển cấm vào khu vực này, nhưng bà Nguyễn Thị Hoa (60 tuổi), trú tại xã Thạch Đỉnh, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) vẫn vào đây để chăn thả gia súc.
“Biển cấm đặt ở đấy, biết là nguy hiểm, nhưng trâu bò không còn chỗ chăn thả nữa nên đành phải ra đây để chăn thả. Giờ đây mỏ đã ngừng hoạt động, không có người bảo vệ canh giữ thì cấm làm sao được. Người câu cá cũng đi đến đây để bắt cá rất nhiều,..”, bà Hoa cho biết.
Cũng theo ông Trần Minh Đức (SN 1972), trú tại xã Thạch Hải cho biết, nước tại moong mỏ rất sâu, nhưng do không có ai canh gác nên người dân vẫn vào đấy để câu cá, thậm chí có người còn vào đây để xúc cát trộm.
“Nước càng ngày càng lớn, ở moong mỏ sắt này rất sâu, nếu ai mà bị rơi xuống đó thì xem như không tìm được xác luôn. Tuy nhiên, nhiều khách thập phương cũng như ở địa phương này đến câu cá rất đông. Còn trẻ con ở làng này ra chăn thả bò đây rất nhiều, biết là có biển cấm vào nhưng dân đói quá thì họ làm liều thôi", ông Đức nói.
Những đứa trẻ chă trâu, bò vẫn thường xuyên quanh quẩn khu vực mỏ sắt để chơi đùa. Ảnh Hoài Nam |
Được biết, mỏ sắt Thạch Khê được quy hoạch trên diện tích 3.900 ha, nằm trên địa bàn 6 xã của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) ảnh hưởng trực tiếp đến 6.000 hộ dân. Năm 2009, dự án tiến hành bóc đất tầng phủ, cất bốc được 12,7 triệu m3 đất cát.
Ông Bùi Quang Chiến, một cán bộ lâu năm của thôn Vân Sơn, xã Thạch Đỉnh cho biết: “Ở bờ moong là phần đất mềm, đất cát nên tình trạng lở ở bờ moong rất nhanh. Hiện nay, mức sạt lở lấn vào bờ có nơi đến chục mét, mức nước trong moong sâu từ 25 -30m nên hình thành các hố sâu hoắm, triền cát tiếp tục sụt lún’’.
Ông Chiến thông tin thêm, biết là nguy hiểm song trong moong có nhiều cá nước ngọt nên hàng ngày nhiều người đứng chênh vênh trên bờ moong mỏ đang sạt lở để câu cá. Thậm chí vào ngày hè, trẻ con các xóm xung quanh còn ra tắm.
Liên quan đến việc này, ông Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch xã Thạch Đỉnh cho biết:
“Xã vẫn biết trẻ em ở địa phương thường xuyên vào vùng mỏ để chơi, câu cá tại moong mỏ. Tuy nhiên tại vùng này thuộc quản lý của mỏ sắt Thạch Khê nên cán bộ xã không có chức năng, thẩm quyền để quản lý, nhắc nhở”.
Biển cấm vào khu vực mỏ sắt Thạch Khê. Ảnh Hoài Nam |
Phớt lờ biển cấm, người dân vẫn vào khu vực này để chăn thả trâu bò. Ảnh Hoài Nam |
Người dân vào khu vực moong mở sắt Thạch Khê để câu cá. Ảnh Hoài Nam |
|
Những vùng đất đã được bóc dỡ tầng đất phủ tạo thành những hố nước sâu. Ảnh Hoài Nam |
Ở moong sắt là đất cát, dễ bị sụp lún gây nguy hiểm nhưng người dân vẫn đánh cược mạng sống mình để câu cá. Ảnh Hoài Nam |
Những vùng đất đã khai thác bóc dỡ tầng đất phũ giờ tạo ra những hố sâu. Ảnh Hoài Nam |
Những ngôi nhà bảo vệ không một bóng người. Ảnh Hoài Nam |
Do người dân gặp khó khăn nên đưa gia súc vào khu vực cấm đê chăn thả. Ảnh Hoài Nam |