Xăng dầu giảm liên tục nhưng các doanh nghiệp vận tải vẫn viện mọi lí do để không giảm giá cước. (Ảnh: Ngọc Dương). |
Sau 4 lần giảm liên tiếp từ tháng 10 đến kỳ điều chỉnh gần nhất ngày 6.12, giá xăng dầu ghi nhận giảm mạnh.
Cụ thể, xăng RON95-III giảm từ 22.000 đồng xuống còn 18.459 đồng/lít xăng A95.
Xăng E5 từ mức 20.906 đồng/lít xuống mức 17.181 đồng/lít.
Giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 18.544 đồng/lít; dầu hỏa không cao hơn 17.086 đồng/lít và dầu mazút 180CST 3.5S không cao hơn 15.694 đồng/kg.
Tuy nhiên theo ghi nhận, tất cả các loại hình vận tải hành khách và hàng hóa đều không có ý định giảm giá cước.
Các DN taxi truyền thống luôn đấu tranh, chỉ trích taxi công nghệ nhưng thực chất giá cả của taxi công nghệ thay đổi tăng giảm dựa trên thực tế cung - cầu và đã đạt được thỏa thuận với người dùng từ trước. Đó mới đúng tính chất của kinh tế thị trường và cũng chính sức ép từ cạnh tranh sẽ khiến các DN vận tải phải cân nhắc đưa mức giá cho phù hợp. TS Nguyễn Minh Phong |
Ông Nguyễn Ngọc Thanh, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ vận tải Kim Phát, cho biết đối với loại hình vận tải hàng hóa bằng container, dù giá dầu đã trải qua nhiều lần tăng giảm nhưng các doanh nghiệp (DN) vẫn giữ nguyên mức tính giá 12.000 đồng/lít.
Ngay cả khi thời điểm dầu lên tới 18.000 đồng/lít nhưng giá cước vận tải không những không tăng, thậm chí còn giảm.
Cũng theo vị này, giá nhiên liệu chỉ chiếm khoảng 30 - 35% cấu thành chi phí, hiện các DN vận tải hàng hóa đang gặp rất nhiều khó khăn, chịu nhiều loại phí, lỗ nặng triền miên nên việc giảm giá xăng lần này cũng chỉ giúp cho DN vận tải bằng container đỡ bớt một phần nhỏ khó khăn, thậm chí chưa đủ đề hòa vốn.
Đồng thời, hầu hết các DN ký hợp đồng cho những đơn hàng lớn đều đã chốt giá không đổi trong thời gian từ 6 tháng - 1 năm. Vì thế dù giá xăng dầu đang có xu hướng giảm mạnh, nhưng các DN vận tải bằng container vẫn rất khó để giảm giá cước.
Trong khi đó, đại diện một DN taxi tại TP.HCM cũng than: Thời gian qua là giai đoạn vô cùng khó khăn đối với các DN taxi truyền thống.
Việc cạnh tranh với các công ty cung cấp phần mềm gọi xe công nghệ khiến các hãng taxi đã phải cố gắng giữ giá cước ở mức thấp nhất có thể. Ngay cả khi giá xăng tăng mạnh 2 lần hồi tháng 5, DN này cũng “không dám” tăng giá cước.
“Giá cước vận tải còn phụ thuộc vào nhiều chi phí khác ngoài xăng. Chưa kể giá xăng liên tục thay đổi theo chu kỳ ngắn - 15 ngày mỗi đợt, trong khi các DN taxi mỗi lần điều chỉnh lại phải mất tiền, mất thời gian đưa hàng ngàn phương tiện đi kẹp lại đồng hồ, kê khai lại giá, rất khó cho DN”, vị này nói.
Thực tế, giá xăng dầu tăng, lập tức giá hàng hóa, cước vận chuyển ồ ạt tăng theo, nhưng khi giá xăng giảm lại “án binh bất động” là nghịch lí diễn ra trong ngành vận tải đã hàng thập niên qua mà vẫn chưa có biện pháp xử lí.
PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính), lí giải: Nhằm tạo sự cạnh tranh cho thị trường nên giá cước taxi, cước vận chuyển hàng hóa, hành khách, không do nhà nước quyết định.
Giá chỉ kê khai, không cần đăng ký, tự DN và người tiêu dùng thỏa thuận, giao dịch. Trong bối cảnh các DN vận tải, đặc biệt là DN taxi đang phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt, khó thể có chuyện họ tự lấy đá đè chân mình. Do đó, giá cước vận tải chỉ có thể thay đổi dưới 3 áp lực: từ người tiêu dùng, từ đối thủ cạnh tranh và từ cơ quan chức năng.
Ông Long phân tích: Về mặt người tiêu dùng, hiện nay có quá nhiều phương thức di chuyển, nên không đi ô tô thì có thể chọn đi tàu, đi máy bay cho những chặng dài hay chọn Grab thay vì taxi truyền thống.
Vì thế, người tiêu dùng thường không có ý thức để ý, phản ứng mạnh về việc tăng/giảm giá cước vận tải. Về đối thủ, hầu hết các DN đều có xu hướng muốn tăng lợi nhuận, tăng cạnh tranh nên không những không tự phá giá mà thậm chí còn âm thầm liên kết với nhau cố định giá cước trên thị trường.
Do đó, trong trường hợp này, lỗi lớn nhất là do cơ quan chức năng mà cụ thể là cơ quan tài chính buông lỏng quản lí, không thực hiện tốt vai trò của mình.
“Không thể dùng biện pháp chế tài bắt DN giảm giá cước nhưng cơ quan quản lí phải có trách nhiệm điều tiết để bảo vệ người tiêu dùng.
Cần tăng cường kiểm tra, xử lí bằng các biện pháp kinh tế như yêu cầu nộp thuế thu nhập DN cao, công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân tẩy chay nếu DN không chấp hành”, vị này đề xuất.
TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, đánh giá các lí do DN đưa ra chỉ là biện minh để phục vụ mục đích kinh doanh kiếm lợi nhuận, không theo mục tiêu của thị trường.
Việc điều chỉnh lại đồng hồ trên xe taxi khá dễ dàng và các DN hoàn toàn có thể sử dụng giá cước in sẵn, thay đổi nhanh chóng thay vì dán cố định trên xe.
Liên minh taxi Việt: 17 hãng dùng phần mềm chung 'đấu' Grab
17 công ty taxi trên cả nước đã liên minh lại sửu dụng nền tảng phần mềm gọi xe chung để “đấu” lại Grab. |
Grab, Go-Viet, Vinasun và một năm biến động của thị trường gọi xe
Uber bán mình cho Grab, Go-Viet chính thức hoạt động và vụ kiện Vinasun - Grab kéo dài hơn 9 tháng là ba sự kiện ... |
Có Grab, Go-Viet… nhưng thị phần gọi xe công nghệ ở Việt Nam vẫn còn nhiều chỗ trống
Thương mại điện tử tại Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng gấp đôi so với năm 2017 và đóng góp tích cực vào ... |
Ứng dụng gọi đồ ăn Now bất ngờ khuyến mãi 5.000 đồng/cuốc ‘xe ôm công nghệ’, đối đầu Grab và Go-Viet
Ứng dụng chuyên giao nhận thức ăn Now tung chương trình khuyến mãi 5.000 đồng/chuyến đi với dịch vụ xe ôm công nghệ. Nhiều khách ... |
Xuất hiện thêm ứng dụng gọi xe màu vàng đổ bộ 'nghênh chiến' với Grab và Go-Viet
Đổ bộ vào thị trường ứng dụng vận tải hiện đại Việt Nam, ứng dụng Be hứa hẹn sẽ là một trong những đối thủ ... |