Xây dựng Hòa Bình đặt mục tiêu có lãi trở lại sau khoản lỗ đậm năm 2022

Trong ĐHĐCĐ thường niên 2023, Hòa Bình dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch sản xuất, kinh doanh với doanh thu 12.500 tỷ đồng, giảm 11,5% so với thực hiện năm 2022 và lợi nhuận sau thuế 125 tỷ đồng, cao hơn so khoản lỗ sau thuế 1.141 tỷ đồng năm ngoái.

Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán: HBC) vừa thông qua kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023 với ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông tham dự họp là ngày 24/3, thời gian dự kiến tổ chức là vào 26/4.

Bên cạnh đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm nay, Hòa Bình cũng dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với doanh thu 12.500 tỷ đồng, giảm 11,5% so với thực hiện năm 2022. Lợi nhuận sau thuế 125 tỷ đồng, cao hơn so khoản lỗ sau thuế 1.141 tỷ đồng năm ngoái.

Bên cạnh trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh, Hòa Bình cũng dự kiến trình cổ đông thông qua việc rút đơn từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và tư cách thành viên HĐQT của ông Lê Viết Hải. 

Liên quan đến tình hình nhân sự công ty, ngày 13/2, Hòa Bình đã công bố nghị quyết HĐQT chấp thuận đơn xin từ nhiệm chức vụ thành viên độc lập HĐQT công ty của ông Nguyễn Công Phú kể từ ngày 13/2. 

HĐQT Hòa Bình cũng chấp nhận việc ông Phú ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT Lê Viết Hải tham dự, thảo luận, biểu quyết tại tất cả cuộc họp, lấy ý kiến biểu quyết bằng văn bản hoặc hình thức khác của HĐQT công ty. 

Đơn xin từ nhiệm của ông Phú cũng sẽ được xem xét thông qua tại ĐHĐCĐ năm nay của công ty.

Nói thêm về tình hình kinh doanh của Hòa Bình trong năm 2022, quý IV/2022, công ty ghi nhận doanh thu thuần giảm 16% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 3.218 tỷ đồng, với việc kinh doanh dưới giá vốn, công ty báo lỗ gộp 426 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 256,6 tỷ đồng.

Về hoạt động tài chính, doanh thu tài chính trong kỳ của công ty âm 112,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 24,2 tỷ đồng, do doanh nghiệp ghi nhận khoản lỗ 116,7 tỷ đồng từ bán các khoản đầu tư.

Cùng với đó, chi phí lãi vay tăng cao cũng kéo theo chi phí tài chính của công ty tăng 112%, đạt 164 tỷ đồng. Chi phí quản lý cũng tăng 230%, đạt 496 tỷ đồng, chủ yếu do trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 358,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ con số này ở mức 23 tỷ đồng.

Kết quả, Hòa Bình báo lỗ sau thuế quý IV/2022 hơn 1.202 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 19 tỷ đồng.

Lũy kế năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu thuần tăng 24% so với năm 2021, đạt 14.123 tỷ đồng và lỗ sau thuế 1.141 tỷ đồng, trong khi năm ngoái lãi 97 tỷ đồng.

Năm 2022, Hòa Bình đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 350 tỷ đồng, tăng 261% so với kết quả năm 2021. Như vậy, đối chiếu với kết quả trên, công ty đã không thực hiện được mục tiêu lợi nhuận năm.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.