Tập đoàn Hòa Bình lỗ hơn 780 tỷ trong năm 2023, ăn mòn 63% vốn chủ sở hữu

Do khoản lỗ trong năm 2023, lỗ lũy kế tính đến thời điểm 31/12/2023 của Hòa Bình tiếp tục tăng lên mức 2.878 tỷ đồng, qua đó kéo vốn chủ sở hữu giảm gần 63% so với tại đầu năm 2023 còn gần 454 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán: HBC) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2023 với doanh thu thuần 2.191 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ quý IV/2022.

Nhờ giảm giá vốn cũng như được hoàn nhập trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 310 tỷ đồng (ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp), công ty vẫn có lãi sau thuế 101 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 1.202 tỷ đồng. 

Tính chung cả năm 2023, Hòa Bình ghi nhận doanh thu thuần 7.545 tỷ đồng, giảm 47% so với năm 2022 và lỗ sau thuế 782 tỷ đồng. Song, khoản lỗ này đã cải thiện so với khoản lỗ 2.570 tỷ đồng trong năm 2022 trước đó nhờ giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.

 Kết quả kinh doanh quý IV/2023 và năm 2023 của Hòa Bình. (Nguồn: HM tổng hợp từ BCTC).

Do khoản lỗ trên, lỗ lũy kế tính đến thời điểm 31/12/2023 của Hòa Bình tiếp tục tăng lên mức 2.878 tỷ đồng, qua đó kéo vốn chủ sở hữu giảm gần 63% so với tại đầu năm 2023 còn gần 454 tỷ đồng. 

Mặc dù báo lỗ, nhờ dòng tiền vào hơn 2.118 tỷ đồng từ hoạt động thu hồi công nợ trong năm, dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh của Khang Điền vẫn dương gần 1.393 tỷ đồng. 

Song, do các khoản chi lớn để trả nợ gốc vay, cũng như cho hoạt động đầu tư, dòng tiền thuần trong năm của Hòa Bình âm gần 106 tỷ đồng. 

Nói thêm về hoạt động trả nợ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, trong năm, công ty đã chi gần 3.948 tỷ đồng để trả nợ gốc vay, mặt khác, thu gần 2.535 tỷ đồng từ đi vay. Tại ngày 31/12/2023, tổng dư nợ vay tài chính của Hòa Bình ở mức 4.718 tỷ đồng, giảm 23% so với thời điểm đầu năm 2023, song cao gấp 10 lần vốn chủ sở hữu doanh nghiệp (trong khi đầu năm chỉ cao gấp 5 lần, chủ yếu do vốn chủ sở hữu giảm mạnh trong kỳ như đã đề cập).

Tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Hòa Bình ở mức 13.055 tỷ đồng, giảm 16% so với đầu năm 2023, trong đó, lượng tiền mặt là 404 tỷ đồng, bao gồm tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn vào tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn. 

Các khoản phải thu (cả ngắn và dài hạn) của công ty tại ngày cuối cùng của năm 2023 cũng giảm 20% so với đầu năm còn 8.820 tỷ đồng, chủ yếu giảm do hoạt động thu hồi công nợ từ khách hàng trong năm qua. Đây cũng là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp. 

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.