Xây dựng trong 80 năm, sụp đổ trong vài giờ, Samsung nguy cơ quay trở lại vạch xuất phát bán hoa quả và cá khô

80 năm trước, không ai có thể ngờ rằng từ một công ty chuyên bán hoa quả ở Daegu, Samsung lại trở thành một "đế chế" trong lĩnh vực kinh doanh đủ các loại mặt hàng từ điện tử, đóng tàu cho đến bảo hiểm, y tế.

Người sáng lập nên Samsung Commercial Co. là ông Lee Byung-chull khi đó mới chỉ 28 tuổi. Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng lĩnh vực kinh doanh đầu tiên của Samsung không phải là đồ điện tử giống như đối thủ Apple và các hãng công nghệ lớn khác mà là xuất khẩu hoa quả tươi và cá khô sang Trung Quốc và Manchuria.

Sau khi chiến tranh Hàn Quốc bùng nổ, ông Lee mở rộng sang mảng sản xuất đường khi thành lập công ty CheilJedang vào năm 1953 với máy móc được nhập khẩu từ Nhật Bản. Công ty sau đó được đổi tên thành CJ CheilJedang.

xay dung trong 80 nam sup do trong vai gio samsung nguy co quay tro lai vach xuat phat ban hoa qua va ca kho

Ảnh minh họa

Các chuyên gia đánh giá ông Lee là một người khá thận trọng trong công việc. Ông Chung Kyu-woong, tác giả cuốn sách "Sự thật về Đại Gia Đình Samsung" chia sẻ " Hoam (biệt danh khác của ông Lee) kiểm tra mọi thứ kỹ càng trước khi bắt tay làm một việc gì đó. Chỉ khi nào ông thấy người khác làm thành công thì ông ấy mới làm theo".

Thời điểm đầu những năm 1960 đánh dấu bước chuyển mình lớn của Samsung khi tướng quân Park Chung-hee, cha của tổng thống Park Geun-hye lên nắm quyền lực quân đội. Tại thời điểm đó, vị chỉ huy trẻ cần tiền để duy trì quyền lực và Samsung là công ty được hưởng quyền lợi đặc biệt từ chính quyền đó. Sự gắn kết này là bước đi đầu tiên trong mối quan hệ giữa công ty và giới chức chính trị cấp cao của Hàn Quốc.

Tuy nhiên, mối quan hệ này không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Trong cuốn tự truyện, ông Lee bày tỏ nỗi bất mãn của mình khi bị chèn ép bởi những người có quyền lực. Thậm chí ông còn tính đến chuyện trở thành một chính trị gia để không còn bị kìm kẹp bởi chính phủ. Nhưng cuối cùng, ông cũng không dấn thân vào vào con đường chính trị mà thay vào đó tập trung đầu tư vào mảng truyền thông, thành lập mạng lưới truyền hình TBC và tờ báo Joong Ang Ilbo.

Ông coi mảng kinh doanh điện tử là "cỗ máy" tăng trưởng khi thành lập công ty Samsung Electronics vào năm 1969. Ông đã đúng khi Samsung Electronics khiến tập đoàn trở thành một đế chế như ngày hôm nay. Ngày đầu mới thành lập Samsung Electronics mới chỉ sản xuất những chiếc TV đen trắng rẻ tiền xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Canada.

xay dung trong 80 nam sup do trong vai gio samsung nguy co quay tro lai vach xuat phat ban hoa qua va ca kho

Gia phả ông chủ tập đoàn Samsung

Tuy nhiên quyết định khiến Samsung được biết đến trên toàn thế giới lại là việc tập trung sản xuất chất bán dẫn vào những năm 1980. Khi ấy con trai thứ ba của ông Lee là Lee Kun-hee đã thuyết phục cha mình mua lại công ty Korea Semiconductor vào năm 1977 do dự đoán nhu cầu thị trường chất bán dẫn sẽ tăng mạnh và cuối cùng dự đoán ấy đã đúng.

Năm 1987, ông Lee Byung-chull qua đời. Lee Kun-hee sau đó thay cha mình điều hành tập đoàn và cho tới giờ quá trình chuyển giao quyền lực đang chuẩn bị sang đời thứ ba là ông Lee Jae-yong khi Lee Kun-hee đang phải nằm viện do một cơn đau tim.

Lee Jae-yong tốt nghiệp trường đại học Harvard hiện đang nắm giữ chức vụ phó chủ tịch tập đoàn Samsung. Ông đang cố hướng Samsung tập trung sang ba lĩnh vực chính là điện tử, tài chính và dược sinh học.

Tuy nhiên mối quan hệ mật thiết giữa chính phủ và tập đoàn của gia đình Lee trước đây đã từng giúp "đế chế" này phát triển, nay lại trở thành mối hiểm họa khi mới đây ông Lee Jae-yong bị bắt do dính dáng tới vụ bê bối hối lộ.

Mặc dù đây là thời gian khủng hoảng nhất của công ty trong vòng 80 năm nhưng nhiều nhà phân tích lại nhìn thấy cơ hội của công ty.

"Cuộc khủng hoảng này sẽ giúp Samsung cải tổ bộ máy quản trị và loại bỏ các yếu tố tiêu cực. Tôi tin chắc rằng điều này sẽ giúp nâng giá trị của công ty", một nhà phân tích thuộc ngân hàng đầu tư thế giới nhận định.

chọn
Nhóm Lã Vọng sẽ làm gì tại Khu đô thị Đại học Nam Cao vừa về tay?
Địa ốc Phát Đạt và Amazon River, những thành viên trong hệ sinh thái của Tập đoàn Lã Vọng vừa công bố những thông tin đầu tiên về dự án Khu đô thị Đại học Nam Cao tại thị xã Duy Tiên, Hà Nam.