Xây nhà hát 1.500 tỉ tại Thủ Thiêm: Hoàn thành 'món nợ' nhiều năm?

Dư luận đang xôn xao khi HĐND TPHCM chấp thuận dự án xây Nhà hát Giao hưởng - Thính phòng tại Thủ Thiêm. Bên cạnh ý kiến ủng hộ, nhiều ý kiến không đồng tình.
xay nha hat 1500 ti tai thu thiem hoan thanh mon no nhieu nam
Giai điệu mùa thu - một chương trình tại HBSO

Món nợ nhiều năm

NSƯT Trần Vương Thạch- Giám đốc Nhà hát Giao hưởng- Thính phòng TPHCM (HBSO) cho rằng việc xây dựng nhà hát là điều cần cho sự phát triển sự nghiệp văn hoá tại TPHCM. “Ngay từ khi thành lập HBSO năm 1993, lãnh đạo lúc đó đã xác định sẽ xây dựng một nhà hát Giao hưởng- Thính phòng cho đúng tầm của một thành phố năng động và phát triển như TPHCM.

Tuy nhiên vì nhiều lý do, cho tới nay Nhà hát vẫn chưa thể xây dựng được. Đây là điều đáng tiếc bởi việc thiếu một nhà hát đúng tầm là sự cản trở cho việc phát triển âm nhạc đỉnh cao tại TP này”- NSƯT Vương Thạch nêu ý kiến.

Cũng theo NSƯT Vương Thạch, năm 2007 thành phố có dự kiến sẽ xây dựng nhà hát tại số 23 Lê Duẩn- Quận 1. Lúc đó HBSO đã chuẩn bị lực lượng để tiếp quản nhà hát sẽ xây dựng như đầu tư về con người, đầu tư hệ thống nhạc cụ với việc mua dàn nhạc trị giá 2 triệu USD theo tiêu chuẩn châu Âu. Nhưng cuối cùng dự án phải dừng lại nên dàn nhạc cụ đó hiện giờ vẫn chưa được sử dụng hết công suất, nhiều nhạc cụ vẫn chưa có cơ hội xuất hiện trước công chúng.

Năm 2012 dự án nhà hát lại chuyển qua vị trí mới tại Công viên 23/9. Dự án này đã được các chuyên gia Đức phác thảo ban đầu với thiết kế 2 khán phòng biểu diễn, có sức chứa 1.200 khán giả và được thiết kế có công năng phù hợp cho việc biểu diễn nhạc giao hưởng, vũ kịch, thính phòng.

Bên cạnh đó nhà hát còn có 01 sân khấu ngoài trời, có hệ thống nhà tập luyện, phòng thu âm, khu nghỉ ngơi, khu triển lãm… thành phố cũng đã mời các nhà thiết kế chuyên nghiệp đến từ Đức để triển khai dự án, tuy nhiên cuối cùng do có ý kiến rằng công viên 23/9 là lá phổi xanh của TPHCM nên dự án đã bị dừng lại.

NSƯT Vương Thạch cho biết: “Việc xây dựng nhà hát tại Thủ Thiêm chỉ là bước tiếp theo của dự án xây dựng nhà hát đã bị tạm dừng bao lâu nay. Anh em nghệ sỹ HBSO rất mong chờ để có được nhà hát cho đúng tầm”.

Trả lời báo chí, nghệ sĩ Violin Tăng Thành Nam cũng ủng hộ việc xây nhà hát. “Một nhà hát có thể không phục vụ hết cho toàn bộ nhu cầu của người dân, nhưng đó là cột mốc về văn hóa của một thành phố. Một thành phố phải đáp ứng đa dạng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của mọi người”.

Còn theo NSƯT Tạ Minh Tâm- Phó giám đốc Nhạc viện TPHCM, việc triển khai dự án xây dựng nhà hát là món nợ mà các cấp lãnh đạo thành phố đã hứa từ nhiều năm qua.

“Nhà hát là công trình phúc lợi cả về vật chất là tinh thần dành cho người dân nên không có chuyện lãng phí. Thưởng thức nhạc giao hưởng thính phòng cũng là một nhu cầu của người dân nên không thể nói là xây để rồi lãng phí. Điều quan trọng là xây như thế nào cho phù hợp”.

Nhà hát sẽ hoạt động có hiệu quả

Cách đây mấy năm, thành phố đã triển khai xây dựng Nhà hát cải lương tại rạp Hưng Đạo cũ, tuy nhiên sau khi khánh thành, Nhà hát Hưng Đạo đã không thể đưa vào sử dụng vì thiết kế không phù hợp với sàn diễn cải lương. NSƯT Vương Thạch cho biết đó là bài học cho các cấp quản lý khi triển khai xây dựng dự án.

“Tôi không biết việc xây dựng nhà hát cải lương Hưng Đạo được tiến hành như thế nào, nhưng riêng với dự án Nhà hát Giao hưởng - Thính phòng thì ngay từ khi có kế hoạch xây dựng tại công viên 23/9, chúng tôi đã tham gia trong ban tư vấn giám sát.

Với việc triển khai nhà hát mới tại Thủ Thiêm, chúng tôi cũng sẽ tham gia ngay từ đầu bởi chính chúng tôi là người sẽ tiếp nhận và sử dụng nhà hát, chúng tôi phải có ý kiến ngay từ khi thiết kế”- NSƯT Vương Thạch nói.

NSƯT Vương Thạch cho biết thêm, ngay từ khi thành lập, HBSO đã xác định mục tiêu hoạt động là nhằm nâng cao nhu cầu hưởng thụ âm nhạc của người dân TPHCM. Bên cạnh biểu diễn, HBSO cũng thường xuyên có các chương trình đưa âm nhạc đỉnh cao đến với học đường.

Các nghệ sỹ, diễn viên HBSO cũng phải tham gia các chương trình giới thiệu âm nhạc giao hưởng thính phòng tại các trường đại học, tham gia tổ chức các lớp tìm hiểu về nhạc giao hưởng thính phòng cho cộng đồng.

Nghệ sĩ Vương Thạch cho biết hiện đa số các chương trình hoà nhạc của HBSO đều cháy vé, chứng tỏ nhu cầu hưởng thụ âm nhạc đỉnh cao đã hình thành tại TPHCM. Vì thế nếu làm tốt nhà hát tại Thủ Thiêm chắc chắn sẽ hoạt động hiệu quả.

NSƯT Tạ Minh Tâm cho biết: “Trách nhiệm của lãnh đạo thành phố là làm thế nào để chứng minh cho người dân thấy mọi công tác xây dựng, quản lý và điều hành đều phải thật sự minh bạch, đúng tiến độ. Có như thế mới khiến người dân đồng tình, cảm thông và chia sẻ”.

Trả lời báo chí, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TPHCM cho rằng TPHCM là thành phố lớn, đòi hỏi các thiết chế văn hóa đủ tầm để thu hút, giao lưu văn hóa của cả thế giới này chứ không chỉ riêng của thành phố.

Trình độ dân trí của thành phố ngày càng nâng lên thì yêu cầu hưởng thụ văn hóa cũng cần phải đầu tư một cách xứng tầm và nhà hát giao hưởng thính phòng tại Thủ Thiêm này đáp ứng cho được cho yêu cầu đó”.

xay nha hat 1500 ti tai thu thiem hoan thanh mon no nhieu nam Những phát ngôn ấn tượng trong ngày: Người Hà Nội chửi tục hơn nông thôn, nhà hát dành cho người giàu hay nghèo?

Chủ tịch HĐND TP.HCM cho biết, nhiều người gọi điện đến hỏi bà là làm nhà hát cho ai, cho người giàu hay người nghèo? ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.