Xét tặng danh hiệu nghệ sĩ phải xứng đáng

 Một mùa xét tặng danh hiệu nghệ sĩ lại bắt đầu, với mong muốn ghi nhận những đóng góp không mệt mỏi của những người làm nghệ thuật cho đời sống văn hóa xã hội.
xet tang danh hieu nghe si phai xung dang Vì sao 'Thị Mầu' Thu Huyền bị trượt danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân?

Và bao giờ cũng vậy, khi danh sách mỗi vòng được công bố lại bùng lên những ồn ào, tranh cãi… Song so với mùa giải trước, có lẽ đây là mùa xét tặng đến thời điểm này được coi là êm ả nhất.

Tài năng không đợi tuổi

Theo ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ Thi đua Khen thưởng, Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch, cho tới đầu tháng 5 này, Bộ đã nhận được danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT của 40 tỉnh, thành, ngành gửi về hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước. Theo đúng lộ trình, việc xét tặng danh hiệu sẽ tiếp tục phải qua một số hội đồng xem xét và bỏ phiếu kín trước khi trình lên Chủ tịch nước. Song đâu đó vẫn dấy lên những ý kiến băn khoăn, lo ngại việc xét tặng hiện có dễ dãi không khi thời gian xét được rút ngắn lại, kéo theo số lượng nghệ sĩ được xét mỗi đợt đều rất lớn. Thậm chí có nghệ sĩ đã từng chua chát nhận xét: Cứ đà này nghệ sĩ thường sẽ không còn nữa, khi chúng ta đang có quá nhiều NSƯT và NSND.

xet tang danh hieu nghe si phai xung dang
NSƯT Trần Hạnh đủ điều kiện chứ không đặc cách

Dẫu biết mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng nhìn sanh sách tên tuổi những gương mặt được xét tặng danh hiệu NSND đợt đầu, những tác phẩm nghệ thuật họ trình diễn hay sáng tạo có thể xem như mẫu mực của ngành nghệ thuật, trở thành khuôn mẫu cho rất nhiều thế hệ nghệ sĩ tiếp nối. Thậm chí không quá khi cho rằng họ là những người tạo dựng nền móng cho nghệ thuật… Trong khi đó, những lần xét tặng gần đây, không chỉ người yêu nghệ thuật thờ ơ, mà ngay cả các nghệ sĩ cũng nhiều người không còn quá mặn mà với việc xét tặng nữa.

Chia sẻ về việc liệu rút ngắn từ 5 năm xuống còn 3 năm để tiếp tục xét tặng danh hiệu NSND liệu có đủ thời gian để các nghệ sĩ rèn luyện, phấn đấu và cống hiến; hay như việc “mưa” giải thưởng, huy chương tại các hội diễn cũng khiến cho việc xét tặng các danh hiệu không còn thực chất và danh giá như xưa.

Ông Phùng Huy Cẩn cho biết, thực ra rất hiếm trường hợp hội đủ các tiêu chuẩn về hồ sơ, như nghệ sĩ Tự Long của mùa xét tặng trước. Vì thế, nói rằng rút ngắn thời gian để hạ tiêu chuẩn xét tặng là không chính xác. Tài năng không đợi tuổi và với những người xuất sắc, có cống hiến tốt nên ghi nhận. Đối với một số ngành đặc thù như nghệ sĩ múa, xiếc chẳng hạn, tuổi đời nghề nghiệp rất ngắn… nếu vẫn giữ nguyên thời gian xét 5 năm như trước quả là thiệt thòi cho các nghệ sĩ.

xet tang danh hieu nghe si phai xung dang
Việc rút hồ sơ xét tặng danh hiệu NSND của NSƯT Xuân Bắc vì chưa đáp ứng đủ điều kiện

Một vài trường hợp được cho là “đặc biệt” trong mùa xét tặng năm nay, ông Cẩn cũng chia sẻ thêm về trường hợp NSƯT Chí Trung, hiện đang nắm vị trí Quyền Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch, nên việc đề nghị xét tặng danh hiệu đối với nghệ sĩ này phải do Nhà hát trình lên Hội đồng của Bộ.

Tuy nhiên, hồ sơ của NSƯT Chí Trung lại không có, vì thế sẽ không xem xét danh hiệu trong đợt này. Còn đối với trường hợp rút hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND của NSƯT Xuân Bắc, kèm đơn đề nghị xin rút hồ sơ xét tặng của cá nhân nghệ sĩ này không phải là bất ngờ. Thực tế, hồ sơ này sau khi chiếu theo các tiêu chí chưa đáp ứng đầy đủ, thêm nữa xét về quyền công dân nghệ sĩ hoàn toàn có thể làm việc đó.

Không có trường hợp đặc cách

Chia sẻ về nội dung này, ông Phùng Huy Cẩn khẳng định dựa trên khung tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu đã được quy định tại Nghị định 89/2014/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT, sẽ không có các trường hợp gọi là đặc cách. Cụ thể như trường hợp xét tặng danh hiệu NSND đối với NSƯT Trần Hạnh (diễn viên nghỉ hưu của Nhà hát Kịch Hà Nội), không hề có chuyện đặc cách mà hồ sơ của các nghệ sĩ này vẫn tuân thủ đầy đủ các bước, các quy trình xét tặng thông thường.

Quanh những ồn ào về việc được xét tặng danh hiệu NSND, nghệ sĩ Trần Hạnh cho rằng đặc cách cũng khiến ông chạnh lòng. Ông nói: "Nghệ sĩ có lòng tự trọng, chúng tôi đi diễn cả đời vì tình yêu với nghề, muốn cống hiến cho công chúng. Chẳng ai thích cái việc năm lần bảy lượt làm hồ sơ xin xét tặng danh hiệu này nọ. Năm này bị trượt năm sau lại làm, nó buồn cười lắm. Danh hiệu trong lòng nhân dân với chúng tôi mới là quan trọng”.

Tuy nhiên, câu chuyện về “đặc cách” đã được Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch bác bỏ. Chiếu theo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND tại nghị định phải đầy đủ 3 yếu tố định tính, 1 yếu tố định lượng. “Quy định về huy chương không áp dụng cứng nhắc cho mọi trường hợp.

Đối với các nghệ sĩ gắn sự nghiệp với bối cảnh đặc biệt, vì những lý do như chiến tranh hay thời điểm khó khăn, các hội chuyên ngành không tổ chức hội thi, hội diễn nên không có huy chương, trong khi cá nhân nghệ sĩ có uy tín nghề nghiệp, nhiều cống hiến và được nhân dân yêu mến các hội đồng cơ sở hoàn toàn có thể đưa vào xét. Chỉ cần 90% số phiếu hội đồng thông qua, nghệ sĩ đó sẽ đủ điều kiện đề nghị hội đồng cấp trên xét tặng danh hiệu. Như vậy, việc xét tặng danh hiệu đối với nghệ sĩ lớn tuổi như Trần Hạnh… là do họ xứng đáng, đều tuân theo quy trình nên không gọi là đặc cách” - ông Cẩn nói.

Với mục đích tôn vinh, ghi nhận đóng góp sự cống hiến của các nghệ sĩ cho sự nghiệp văn học nghệ thuật, nên ngoài các hội đồng xét tặng cấp cơ sở thông thường, năm nay có thêm hai hội đồng mới do Cục Điện ảnh và Cục Nghệ thuật biểu diễn thành lập. Tại các hội đồng này, xuất hiện tên tuổi nghệ sĩ được công chúng yêu quý nhưng do đã nghỉ hưu, nên thiếu các tiêu chí về định lượng giải thưởng như NSƯT Đỗ Thị Đức (Minh Đức) - nguyên diễn viên Hãng phim Truyện Việt Nam (nay là CTCP Đầu tư và Phát triển phim Truyện Việt Nam), một gương mặt quen thuộc của khán giả xem truyền hình; NSƯT Đỗ Mạnh Hà - diễn viên hát, Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam.

Giọng ca ấm và trữ tình, ông đã biểu diễn nhiều nơi trong và ngoài nước, trên sóng phát thanh và truyền hình. Những tác phẩm ông trình bày gây ấn tượng mạnh mẽ cho khán thính giả như Cùng anh tiến quân trên đường dài (Huy Du), Chiếc gậy Trường Sơn (Phạm Tuyên)… Những nghệ sĩ gạo cội trên do hoàn cảnh khách quan chưa đủ tiêu chí về giải thưởng. Tuy nhiên, Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch sẽ vẫn đưa vào danh sách xét tặng ghi nhận của Đảng và Nhà nước đối với những nghệ sĩ đã có quá trình cống hiến cho nghệ thuật nước nhà.

Nếu việc xét tặng "thuận buồm xuôi gió", đến tháng 7 Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch sẽ họp Hội đồng cấp chuyên ngành cấp nhà nước. Tiếp sau đó, danh sách sẽ được gửi lên các cơ quan chính phủ là Ban thi đua khen thưởng trung ương, Thủ tướng, Chủ tịch nước và dự kiến khoảng cuối năm âm lịch 2018 sẽ trao tặng danh hiệu cho các nghệ sĩ.

xet tang danh hieu nghe si phai xung dang Bà xã NSƯT Tấn Minh 'trượt' danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân

Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa công bố kết quả xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND) và Nghệ sĩ ...

xet tang danh hieu nghe si phai xung dang Danh hiệu nghệ sĩ đang dần mất thiêng

Đến hẹn lại lên, mỗi mùa phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân (NSND), nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) lại xảy ra những chuyện ...

xet tang danh hieu nghe si phai xung dang Nghệ sĩ Trần Hạnh kể ba lần trượt danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân

Ba lần bị trượt, nhưng nghệ sĩ Trần Hạnh bảo, ông không bao giờ buồn nhưng cũng không bằng lòng với chuyện đó.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.