Đèo Mã Pì Lèng - Hà Giang: Là một trong tứ đại đỉnh đèo Việt Nam, cái tên Mã Pì Lèng được nhiều người ưa thích không chỉ bởi độ hiểm trở của những cung đường uốn lượn, vắt mình từ núi này sang núi khác, mà còn bởi vẻ đẹp của khung cảnh nơi đây. |
Mã Pì Lèng có nghĩa là Sống mũi ngựa, dài khoảng 20 km nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Con đường dài 20 km này được hàng chục nghìn thanh niên xung phong của 16 dân tộc ở 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam treo mình trên vách núi, lấn từng centimet để làm nên. |
Đèo Bắc Sum: Đèo Bắc Sum nằm giữa Vị Xuyên và Quản Bạ, uốn lượn ngoằn ngoèo đưa du khách đến với hành trình khám phá cao nguyên đá Đồng Văn. Từ đây nhìn xuống phía dưới, bạn sẽ thấy con đường nhỏ uốn lượn và những ngôi nhà chênh vênh trên các ngọn núi cao. |
Đèo Pha Đin: Đèo Pha Đin có độ dài 32 km, nằm trên quốc lộ 6, giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Theo tiếng Thái, Pha Đin có nghĩa là “ trời và đất”, ý nói nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Không chỉ nổi tiếng bởi những dốc cua hiểm trở, đèo Pha Đin còn có khung cảnh đẹp mê hồn với những bản làng lác đác dưới chân đèo. |
Đèo Ô Quy Hồ: Đèo dài gần 50 km, nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Đỉnh đèo ở độ cao 2.000 m chính là ranh giới của hai tỉnh |
Với kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc, đồng thời là một trong “tứ đại đỉnh đèo” hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất Việt Nam, đèo Ô Quy Hồ là nơi mà nhiều người trẻ ao ước đặt chân đến. Vào mùa “săn mây”, con đèo phủ kín bởi biển mây trắng xóa, hay băng tuyết khi trời lạnh. |
Đèo Khau Phạ: Đây là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam, vượt qua đỉnh núi Khau Phạ, ngọn núi cao nhất vùng Mù Cang Chải, Yên Bái. Khau Phạ đẹp nhất vào tầm tháng 9-10, khi lúa đã chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang, cũng chính là thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo để ngoạn cảnh. |
Đèo Ngang: Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A, là ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Con đèo này gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam và đã đi vào những tuyệt phẩm thơ ca. Đây là nơi không thể bỏ qua đối với dân xê dịch khi đến viếng thăm mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay đền thờ công chúa Liễu Hạnh nằm ngay ở dưới chân đèo. |
Đèo Đá Đẽo: Đèo dài 17 km, nằm trên đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình). Với những khúc cua tay áo và cánh rừng già nguyên sinh, đèo Đá Đẽo là cung đường mà nhiều tay lái muốn thử thách. Con đèo này gắn liền với bao thăng trầm của thời gian như một chứng nhân lịch sử, và cũng là trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ thời chiến tranh. |
Đèo Sa Mù: Đèo Sa Mù là con đèo hiểm trở bậc nhất miền tây Quảng Trị, nối hai xã Hướng Phùng và Hướng Lập của huyện Hướng Hoá, cao tít giữa trùng mây, kéo dài gần 20 km. Đèo có nhiều dốc đứng, quanh co, hiểm trở và thường bị sương mù giăng phủ, tô thêm vẻ hùng vĩ của quang cảnh dãy Trường Sơn. |
Đèo Hải Vân: Đèo Hải Vân trải dài 20 km từ Huế đến Đà Nẵng, cắt ngang dãy núi Bạch Mã, và nổi lên trên nền nước biển xanh ngắt của biển Đông. Mặc dù có nhiều đoạn cua và dốc nguy hiểm, con đèo vẫn thu hút nhiều khách du lịch đến ngắm cảnh hay những cặp đôi chụp ảnh cưới. |
Đèo Hòn Giao: Đèo Hòn Giao còn được gọi là đèo Khánh Lê, đèo Long Lanh, hay dân phượt gọi là đèo Omega dài 33 km nối liền thành phố biển Nha Trang với thành phố hoa Đà Lạt. Đây được xem là một trong những con đường đèo đẹp nhất Việt Nam bởi khung cảnh rộng lớn của đất trời, mây và núi non xa xa bạt ngàn. |
Phượt xe máy cung đường Hà Nội - Hà Giang: Những bài học xương máu cho 'phượt thủ'
Phượt xe máy cung đường Hà Nội - Hà Giang, người điều khiển phương tiện cần kinh nghiệm, chắc tay lái và vững tinh thần. |
Phượt thủ người Tây Ban Nha lao xuống vực ở Hà Giang vì sương mù dày đặc
Nam giới quốc tịch Tây Ban Nha đi xe máy trên cung đường đèo Mã Pì Lèng thì bị nạn, lao xuống vực khiến anh ... |