Khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, nhiều bố mẹ thực sự hoang mang và lo lắng khi không biết hành trình ăn uống sắp tới của con sẽ ra sao. Bố mẹ thường đặt nặng vấn đề cân nặng, con ăn nhiều hay ăn ít lên hàng đầu, do vậy dẫn tới càng đi sai hướng trong giai đoạn đầu làm quen với thức ăn mới của con. Trẻ ở độ tuổi ăn dặm chưa cần ăn nhiều, chủ yếu là làm quen với thức ăn, thức ăn chủ yếu và quan trọng hơn với trẻ lúc này vẫn là sữa mẹ.
Giai đoạn ăn dặm rất quan trọng với trẻ, nó giúp hình thành phần nào thói quen ăn uống của trẻ sau này. |
Giai đoạn ăn dặm rất quan trọng với trẻ, nó giúp hình thành phần nào thói quen ăn uống của trẻ sau này. Giai đoạn này trẻ cũng rất thích nghịch ngợm, cầm, khám phá đồ ăn và ném đồ ăn lung tung. Hãy tạo điều kiện cho trẻ phát triển những kỹ năng và tìm thấy niềm vui trong ăn uống. Trang Huffingtonpost mới đây tiết lộ 20 điều bố mẹ nhất định cần phải biết nếu muốn con ăn ngon miệng.
Bố mẹ quá coi trọng chuyện ăn uống của con sẽ càng khiến con mất hứng thú trong ăn uống. |
1. Trẻ nhỏ không có khái niệm bữa sáng, bữa trưa hay bữa tối. Với chúng, chỉ có giờ ném, giờ nghịch thức ăn.
2. Điều trẻ muốn nghe nhất từ bố mẹ mình không phải là “Bố mẹ yêu con” hay “Con giỏi lắm” mà là “Con sẵn sàng ăn chưa?”. Đa phần bố mẹ đều ép trẻ ăn nhiều hơn nhu cầu của trẻ vì thế câu hỏi này là câu hỏi trẻ muốn nghe nhất từ bố mẹ.
3. Khi cho trẻ ăn ngoài hàng, tốt nhất nên đưa cho chúng một chiếc bút màu để chúng ném thay vì ném bát đĩa.
4. Bố mẹ quá coi trọng chuyện ăn uống của con sẽ càng khiến con mất hứng thú trong ăn uống.
5. Với bố mẹ món này là ngon, nhiều chất nhưng đối với trẻ thì chưa chắc đã đúng như vậy. Chúng vẫn có thể ném đồ ăn lung tung, bố mẹ đừng có mà giận.
6. Khi ăn chung cùng trẻ, tốt nhất nên cho trẻ ăn từng chút một, chúng sẽ ăn hết veo.
7. Bọn trẻ đi ra ngoài ăn không chỉ ăn với bố mẹ, trong suy nghĩ của chúng, chúng ăn với tất cả mọi người xung quanh.
8. Tương ớt, tương cà không dung để ăn pizza, với chúng là để phun hết lên tay và nghịch nghịch, xoa xoa.
9. Hôm nay chúng có thể thích ăn món này, nhưng ngày mai có thể một mực từ chối đúng món chúng từng thích đó. Đấy là chuyện bình thường, bố mẹ không phải lo lắng quá.
10. Dạ dày của trẻ rất nhỏ, chúng không ăn được nhiều như người lớn chúng ta tưởng đâu.
11. Giai đoạn 8-10 tháng tuổi là giai đoạn hợp lý nhất để dạy chúng kỹ năng bốc nhón đồ ăn. Tiếp theo sau đó là giai đoạn thích hợp để chúng làm quen với thìa, đũa. Mặc dù lúc này chúng vẫn còn vụng về lắm nhưng bố mẹ hay kiên nhẫn.
12. Vị giác của bọn trẻ chưa phân biệt được mặn nhạt, thế nên hãy cho con ăn nhạt ngay từ lúc đầu. Vị sẵn có trong thức ăn là đủ với trẻ dưới 1 tuổi, không phải nêm mắm hay muối gì them.
13. Người lớn nghĩ mướp đắng đắng và có nhiều người lớn không ăn được. Nhưng cứ thử giới thiệu đến trẻ, nó sẽ chấp nhận hết.
14. Đừng bao giờ kéo dài bữa ăn của trẻ để dỗ trẻ ăn thêm. Điều này vừa mất thời gian, vừa khiến bố mẹ mệt mỏi và tạo thói quen ăn uống xấu cho trẻ.
15. Đừng bao giờ cổ vũ trẻ ăn. Ăn uống là việc tự nhiên, cổ vũ như vậy trẻ sẽ mất khái niệm ăn uống hứng thú, ăn uống ngon miệng.
16. Trẻ nhỏ ăn tất sẽ rơi vãi và gây bừa bãi lung tung. Đừng cầu toàn quá và bắt con phải chỉn chu, sạch sẽ. Chúng sẽ mãi không làm được đâu.
17. Đừng coi mỗi bữa ăn là một cuộc chiến, con mà biếng ăn là do bố mẹ chứ không phải do con.
18. Vừa xem ti vi vừa ăn không tốt cho trẻ. Kể cả trẻ khi ấy ăn được nhiều hơn bình thường, thì cũng không có ý nghĩa gì. Trẻ chỉ đang ăn một cách bị động và không biết mình đang nhai thứ gì trong mồm.
19. Đa dạng thực phẩm cho trẻ, lớn lên trẻ sẽ biết ăn nhiều món và không từ chối món nào.
20. Hãy tôn trọng con trong vấn đề ăn uống. Con có quyền từ chối ăn, ngừng ăn khi không muốn.