Rằm tháng Giêng tục xưa gọi là Tết Nguyên Tiêu. Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười).
Tết Nguyên Tiêu là dịp lễ tết quan trọng nên ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.
Theo đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam, vào ngày Rằm tháng Giêng, ngoài nghi lễ thờ gia tiên, người Việt thường làm lễ cảm ơn Thần Tiên, Phật Thánh, cảm ơn những vị Vua anh minh, những vị đại thần vì dân vì nước.
|
Để cảm ơn Trời Đất, Thần Tiên, Phật Thánh, cùng các vị anh hùng dân tộc, người Việt thường chuẩn bị 4 mâm lễ ngoài trời. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình để chuẩn bị mâm lễ. Chúng ta chỉ cần pha một ấm trà, vài chén rượu nhạt, hoa quả trong vườn nhà, mấy nén nhang với lòng thành kính.
Nếu Mâm lễ thờ gia tiên thắp 1 hay 5 nén nhang thì mỗi mâm lễ ngoài trời lại thắp 9 nén nhang.
Mâm lễ thờ hướng Đông: Để tưởng nhớ các vị Hoàng Đế, các vị Thánh nhân, và các vị quan đại thần, trạng nguyên có công với dân với nước. Thắp 9 nén nhang quỳ lạy 9 lạy
Mâm lễ thờ hướng Nam: Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới các vị Thần Tiên. Thắp 9 nén nhang lạy 9 lạy.
Mâm thờ hướng Tây: Để tỏ lòng kính trọng với Đức Phật. Thắp 9 nén nhang lạy 9 lạy mà thưa rằng:
Mâm thờ hướng Bắc: Để kính tôn Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên, cùng chư vị thần tướng, thiên tướng, thiên binh, thiên mã.
Ngoài ra, theo truyền thống Phật giáo, ngày Rằm tháng Giêng là lúc Phật giáng lâm nên đây là thời điểm, đông đảo người dân đi lễ chùa dịp này.
Đi lễ chùa nên cầu gì?
Người xưa đến lễ Phật là mang theo cái tâm kính ngưỡng Phật, mong muốn chiểu theo những gì Phật dạy mà làm. Người mộ Đạo đến cầu chân lý, bày tỏ cái tâm không sợ khó, không sợ khổ, chỉ một lòng mong được đắc độ.
Người bình thường cũng nhân dịp lễ Phật mà ăn năn trước những tội lỗi của mình, và cầu xin có cơ hội được hoàn trả sai trái, làm việc tốt, hành thiện giúp đời.
Những điều không nên cầu thần Phật:
Không cầu thuận buồm xuôi gió
Khó khăn là điều ai cũng phải trải qua trong cuộc đời, nhờ đó mới có thể trưởng thành hơn. Vì thế, đừng cầu không gặp trắc trở, hãy để bản thân có thể nhờ sóng gió mà chân cứng đá mềm.
Không nên cầu duyên
Theo lý nhà Phật thì duyên cũng thật không phải thứ có thể cưỡng cầu. Chưa nói đến tình duyên, mà thậm chí là duyên cha mẹ, duyên con cái, cũng đều chỉ gói gọn trong một kiếp này. Có ai là mang theo được cái duyên ấy? Đức Phật hướng con người ta đến sự giải thoát khỏi cõi luân hồi, cũng chính là thoát khỏi những duyên nợ ân oán.
Không nên cầu danh lợi
Nên nhớ, danh lợi là thứ hão huyền và làm con người tham lam sinh ngông cuồng, vì lợi ích bản thân mà sẵn sàng vứt bỏ đức hạnh. Danh lợi vốn là hư không, tham vọng danh lợi dễ đọa vào kiếp luân hồi.
Không nên cầu lợi ích cho bản thân
Nếu ai cũng cầu phần lợi cho mình, phần thiệt cho kẻ khác thì sẽ đành mất Đạo làm người. Chắc chắn không Thần Phật nào có thể giúp đỡ người như vậy được.
Không nên cầu người khác giúp mình
Cầu người khác giúp đỡ mình sẽ khiến cho bản thân bị phụ thuộc và không thể tự mình vượt qua nghịch cảnh. Hơn nữa, người luôn cầu viện người khác thì sẽ sống trong tâm lý luôn mang ơn, mang khổ chứ không tự do tự tại được.
Sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.
Lưu ý khi làm công đức: Chỉ cần đặt tiền vào hòm công đức, không cần lấy giấy chứng nhận công đức. Nếu có lấy cũng không nên mang về đặt lên ban thờ nhà mình để báo công mà nên hóa vàng giấy này. Tất cả tiền thật đều nên đặt vào hòm công đức chính. Không nên đi "rải" tiền trên tất cả ban thờ hoặc đặt vào tay tượng.
Tiêu dùng 00:31 | 19/02/2019
Kinh doanh 00:00 | 19/02/2019
Kinh doanh 11:55 | 18/02/2019
Lối sống 07:38 | 18/02/2019
Lối sống 04:38 | 18/02/2019
Lối sống 05:00 | 17/02/2019
Lối sống 12:00 | 16/02/2019
Lối sống 17:00 | 15/02/2019