Dùng bỉm không đúng cách có thể gây tổn hại đến vùng kín của bé? |
Sự khó chịu ở “vùng kín” thường có thể bị đánh bật dễ dàng bằng những thay đổi đơn giản trong lối sống, chẳng hạn như tránh sử dụng khăn vệ sinh có mùi thơm và tắm sau khi tập thể dục.
Trong một số trường hợp, cảm giác ngứa sâu bên trong nhưng thực ra lại chỉ là eczema ngoài da và có thể điều trị bằng các kem dưỡng thông thường.
Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa rát gây ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường thì nên đi khám bác sĩ.
Viêm nhiễm
Cảm giác rát, nóng ở vùng kín thường là do nhiễm nấm men hoặc nhiễm khuẩn âm đạo.
Khí hư do nhiễm nấm men sẽ có màu trắng, không mùi cũng như gây đau hoặc ngứa khi “yêu” hoặc khi đi vệ sinh.
Còn khí hư do nhiễm khuẩn sẽ có mùi tanh và màu xám.
Với 2 tình trạng này thì bạn cần đi khám bác sĩ và tránh tự ý điều trị vì có thể làm tình hình tệ hơn.
Các viêm nhiễm lây qua đường tình dục như chlamydia và lậu thường không có triệuc hứng, dù thỉnh thoảng gây ngứa.
Các kích ứng từ bên ngoài
Không tắm sau khi tập thể dục hay mặc bộ tập ngấm mồ hôi quá lâu thường là nguyên nhân chính gây ra các hiện tượng ngứa, rát ở “vùng kín”.
BS Dweck cho biết khăn lau hay thuốc xịt không thể thay thế cho việc tắm rửa vì chúng có thể gây ra sự thay đổi độ pH ở vùng này, làm tăng thêm tình trạng nóng rát.
Bà cũng khuyến nghị phụ nữ nên tránh sử dụng các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm và các chất tẩy rửa vì chúng làm hỏng độ pH ở khu vực này.
Sự thay đổi nội tiết
Thay vì gây ngứa trực tiếp, sự thay đổi hooc môn có thể dẫn tới khô, khó chịu.
“Co dù đó là thời kỳ mang thai, mãn kinh, tiền mãn kinh hay dùng các loại thuốc tránh thai, một số người dễ có cảm giác khô và nóng rát ở vùng này”, BS Dweck nói.
Một nguyên nhân thường gặp khác là đau bụng, một hội chứng mãn tính không có nguyên nhân rõ ràng gây ảnh hưởng đến “vùng kín”.
BS Dweck khuyến nghị phụ nữ nên đi khám phụ khoa nếu họ nghi ngờ mình có bệnh.
Bệnh ngoài da
Nóng rất “vùng kín” có thể là do tình trạng vùng da xung quanh vùng này bị kích ứng nhưng do sát với âm đạo nên khiến người bệnh có cảm giác như nóng rát từ bên trong.
Chàm hay vảy nến có thể là thủ phạm. Và chứng bệnh này sẽ lan sâu vào âm đạo nếu không được điều trị.
Phụ nữ bị bệnh này cần đi khám phụ khoa hoặc bác sĩ da liễu.
Dấm táo có giúp “săn chắc” âm đạo?
Các chuyên gia cảnh báo chi em về 1 xu hướng sử dụng dấm táo để làm “săn chắc” âm đạo.
Các diễn đàn trực tuyến đang khuyến khích phụ nữ thực hiện kỹ thuật kỳ lạ này vứi lời đảm bảo rằng âm đạo sẽ se khít hơn, cũng như làm sạch dư lượng kinh nguyệt.
GS Linda Cardozo, trường Sản phụ khoa Hoàng Gia (London) cảnh báo rằng dấm táo có thể sẽ gây tác động xấu tới các vi khuẩn tốt ở “vùng kín”, khiến vùng này dễ bị kích ứng và viêm nhiễm.
Theo chuyên gia Cardozo, để âm đạo luôn hỏe mạnh và khô ráo, phụ nữ nên thường xuyên tập luyện vùng chậu.
“Vùng kín” có khả năng tự làm sạch và việc loại bỏ các dư thừa của kỳ kinh là không cần thiết.
Và dấm táo không có tác dụng làm se da hay bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.