'Ai mất giấy phép lái xe đều phải thi lại' là đề nghị xâm phạm quyền, lợi ích người dân

Luật sư cho rằng đề nghị "ai mất giấy phép lái xe đều phải thi lại" là xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
Ai mất giấy phép lái xe đều phải thi lại là đề nghị xâm phạm quyền, lợi ích người dân  - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể. (Ảnh: Zing.vn)

"Ai mất giấy phép lái xe đều phải thi lại" xâm phạm quyền, lợi ích của người dân

Liên quan đến việc Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đề nghị "ai mất giấy phép lái xe đều phải thi lại", ngày 7/3, chúng tôi đã có trao đổi với luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch về đề nghị này.

Luật sư Tuấn Anh cho biết, đề nghị của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể có thể là xuất phát từ mong muốn của một người Tư lệnh ngành trước thực trạng tai nạn giao thông diễn ra liên tục và nghiêm trọng.

"Bên cạnh đó, thực tế đang diễn ra một số tiêu cực trong việc đào tạo, cấp GPLX.

Thêm nữa, hiện có tình trạng một số lái xe dù không mất GPLX nhưng vẫn khai báo mất để được cấp lại nhiều lần và sở hữu nhiều bằng.

Điều này dẫn đến việc tài xế vi phạm, bị giữ bằng những vẫn có bằng lái để tiếp tục điều khiển phương tiện.

Có thể do nhận thức tình trạng này, Bộ trưởng GTVT đưa ra đề nghị trên với mong muốn hạn chế tai nạn, siết công tác quản lí, đào tạo cấp bằng và hạn chế trường hợp gian lận khi vi phạm giao thông bị tước bằng", luật sư Trần Tuấn Anh nói.

Ngày 6/3, tại phiên giải trình của Ủy ban Tư pháp, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã đề nghị phương án tất cả những người mất bằng lái xe phải thi lại để tránh việc lợi dụng xin thêm bằng thứ 2, thứ 3.

Luật sư Tuấn Anh cho rằng đề nghị "ai mất giấy phép lái xe đều phải thi lại" là mong muốn tốt nhưng đề nghị này không được phù hợp với qui định pháp luật.

"Đề nghị trên xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, đi ngược lại với việc cải cách hành chính mà chúng ta đang kêu gọi, thực thi.

Và có thể, Bộ trưởng GTVT chưa phân biệt được GPLX và quyền của người được cấp GPLX.

Thi lại gây thêm gánh nặng chi phí

Theo quan điểm của tôi, GPLX chỉ là một danh chỉ bản, một văn bản mà cơ quan nhà nước công nhận cho những người đủ điều kiện khi đã trải qua kì thi sát hạch lái xe.

Bản thân GPLX cũng như thẻ căn cước, giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh. Đây là giấy tờ ghi nhận quyền của công dân ở trên đó và về bản chất, người được cấp thì tức là đã phát sinh quyền được điều khiển phương tiện.

Chính vì vậy, việc mất GPLX không làm mất đi quyền được điều khiển phương tiện giao thông của người tham gia giao thông", luật sư Tuấn Anh phân tích.

Theo luật sư, "nếu chỉ vì mất GPLX mà yêu cầu thi lại thì vô hình chung Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đang đánh đồng giữa việc mất GPLX và mất đi năng lực có thể điều khiển phương tiện giao thông trong khi 2 vấn đề này không đồng nhất".

"Tôi đánh giá đề nghị "ai mất giấy phép lái xe đều phải thi lại" là không phù hợp.

Với quan điểm của người làm luật, tôi cho rằng đề nghị này chắc chắn không được thông qua.

Đề nghị này không chỉ đi ngược lại cải cách hành chính, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân mà còn đồng thời dẫn đến tăng gánh nặng chi phí cho người làm mất giấy tờ cũng như cơ quan nhà nước khi tổ chức thi lại.

Quan trong hơn hết là không có hành lang pháp lí cho việc thực hiện đề nghị này", luật sư Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải cao tốc vừa sử dụng đã sụt lúnBộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải cao tốc vừa sử dụng đã sụt lún Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Quyết tâm đến cuối năm 2019 tất cả các trạm đều có làn thu phí tự độngBộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Quyết tâm đến cuối năm 2019 tất cả các trạm đều có làn thu phí tự động Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lên tiếng sau tai nạn thảm khốc tại Long AnBộ trưởng Nguyễn Văn Thể lên tiếng sau tai nạn thảm khốc tại Long An
chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.