Apple thú nhận âm mưu giảm tốc độ trên iPhone cũ

Thứ 4 vừa qua cuối cùng Apple cũng đã thú nhận làm giảm hiệu suất trên các iPhone cũ, đồng thời giải thích hành động của mình.

Từ lâu những sản phẩm đầy cảm hứng của Apple đã lấy được sự trung thành từ khách hàng và những người say mê công nghệ. Thế nhưng, đáp lại lòng hâm mộ đó, Apple đang ngày càng làm mất lòng tin từ họ.

Rất nhiều nhà phê bình đã cáo buộc công ty dựa trên những bằng chứng cụ thể, rằng Apple đã giảm tốc độ trên những iPhone cũ có tuổi thọ pin không còn cao, buộc người dùng phải nâng cấp lên điện thoại mới.

Thứ 4 vừa qua, nhà Táo đã thừa nhận âm mưu này và bào chữa rằng hành động của mình là để ngăn chặn điện thoại không bị tắt đột ngột, thậm chí còn cho rằng đây là lý do chính đáng. Song lời giải thích không thích đáng này chẳng thể nào ngăn bớt sự tức giận từ người tiêu dùng.

Apple đã bị bắt quả tang như thế nào?

Theo thừa nhận từ Apple, nó đã bắt đầu việc điều chỉnh hiệu suất iPhone kể từ năm ngoái. Từ đó đến nay nhà Táo không hề lên tiếng lý do vì sao lại làm thế. Sau khi phần mềm của GeekBench công khai biểu đồ dữ liệu iPhone 6S và iPhone 7 đều đạt gần như cùng 1 hiệu suất trên các hệ điều hành khác nhau thì nhà Táo mới chính thức "lộ mặt".

apple thu nhan am muu giam toc do tren iphone cu
apple thu nhan am muu giam toc do tren iphone cu

Hiệu suất của iPhone 6S trên hệ điều hành 10.2.0 (ảnh trên) và 10.2.1 đều như nhau...

apple thu nhan am muu giam toc do tren iphone cu

... ngang bằng luôn với iPhone 7 khi chạy hệ điều hành 10.2.0

apple thu nhan am muu giam toc do tren iphone cu

iPhone 7 với hệ điều hành 10.2.1 cũng không khác là mấy.

Một lưu tâm khác ở đây là tại sao Apple bắt đầu điều chỉnh từ năm ngoái nhưng tận năm nay, sau khi iPhone X ra đời, mới bắt đầu công bố? Rõ ràng nhà Táo đang lo sợ niềm tin vào sản phẩm mới từ khách hàng bị mất đi. Có lẽ tiêu chí làm việc của Appe chính là chỉ thừa nhận cho đến khi bị bắt quả tang.

Lời giải thích luôn có tính chất bào chữa chứ chưa bao giờ đầy đủ và thỏa đáng. Giống như trước đây khi giải thích những an toàn của công nghệ Face ID hay việc cho ra mắt iPhone X chậm trễ do thiếu cung ứng trong sản xuất.

Tất cả sự không minh bạch từ Apple lại làm tăng sự nghi ngờ từ người tiêu dùng, có phải hãng bắt đầu giảm tốc độ iPhone vào năm ngoái hay từ rất lâu rồi? Tại sao Apple lại nghĩ rằng người sử dụng iPhone sẽ tin lời giải thích từ công ty?

Apple từng có lịch sử làm thiết bị cũ kém hơn so với cái mới

apple thu nhan am muu giam toc do tren iphone cu

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Apple đã ép người dùng phải nâng cấp bằng chiêu trò của mình.

Ví dụ như trước khi cho ra mắt trợ lý ảo Siri trên iPhone 4S, Apple đã từng tung tin rằng iPhone 4 sẽ có khả năng sử dụng Siri hoàn hảo nhưng cuối cùng người dùng gặp rắc rối khi họ phải đưa máy lên gần miệng để giúp máy nhận lệnh chính xác hơn. Trong khi đó, công nghệ EarSmart của chip A5 trên iPhone lại đảm bảo sẽ mang tới chất lượng âm thanh chuẩn ngay cả khi máy ở xa vị trí của miệng người nói.

Tương tự như camera của iPhone 3G có khả năng quay video nhưng Apple không bật tính năng này, thay vào đó là trì hoãn đến thiết bị 3GS tiếp theo. Apple đã duy trì "âm mưu làm lỗi thời thiết bị" rất lâu dài trong ngành công nghiệp công nghệ cao đầy cạnh tranh này. Trong khi Apple hoàn toàn có thể trung thực trong việc giải thích động cơ của mình suốt thời gian chuẩn bị cho thiết bị mới ra đời.

Marco Arment, một blooger và là nhà phát triển iPhone cho biết trong một bài đăng trên Twitter rằng: "Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã cố gắng trấn an mọi người rằng Apple không bí mật làm chậm iPhone cũ của họ để khiến họ mua cái mới". Sau vụ bê bối thứ 4 vừa qua, ông lại sửa: "Danh tiếng của iPhone sẽ bị thiệt hại sau khi bí mật bị vỡ lở, thậm chí có thể kéo dài tới một thập kỷ".

Cái giá "uy tín" mà Apple phải trả

apple thu nhan am muu giam toc do tren iphone cu

Bất kể động cơ của Apple là gì trong việc điều chỉnh iPhone thì điều hãng này cần làm là giải thích rõ ràng chứ không phải lấp liếm vì cố gắng giữ mối quan hệ tốt với công chúng. Nếu như trước đó nhà Táo chỉ cần lên tiếng rằng mình đã có điều chỉnh hay dự báo trước những bất cập của thiết bị tới người dùng. Hoặc nghiêm túc xem xét, cải thiện lại các tính năng trên hệ điều hành của iPhone thì hậu quả sẽ không nghiêm trọng như bây giờ.

Mọi chỉ trích, mất niềm tin và sự giận dữ của khách hàng chính là cái giá mà Apple đang phải trả, có vẻ như lần này hãng không còn đổ lỗi cho ai khác ngoài chính mình nữa.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.