Ba đường sắt quy hoạch qua Thủ Đức, tuyến nối sân bay Long Thành dự kiến gần hai tỷ USD

Theo quy hoạch, có ba tuyến đường sắt liên vùng đi qua TP Thủ Đức gồm tuyến đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng; đường sắt tốc độ cao Sài Gòn - Nha Trang và tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Một góc TP HCM hiện nay. (Ảnh tư liệu: Hải Quân).

Dự thảo quy hoạch TP Thủ Đức đến năm 2040 căn cứ theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho biết, thành phố sẽ nâng cấp cải tạo hệ thống đường sắt liên vùng gồm các tuyến đường sắt hành khách và hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cần vận tải giữa TP Thủ Đức với các khu vực khác.

Theo đó, có ba tuyến đường sắt được quy hoạch đi qua TP Thủ Đức gồm tuyến đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng, đoạn đi qua Thủ Đức dài 6,8 km, bố trí ga Bình Triệu diện tích 41 ha là ga đầu mối hành khách khu phía Đông.

Đề xuất ngành giao thông nghiên cứu tính khả thi và hợp lý của việc quy hoạch ga Bình Triệu là ga đầu mối hành khách khu phía Đông do khu vực này hiện có hơn 12.000 người dân đang sinh sống.

Đường sắt tốc độ cao Sài Gòn - Nha Trang đi dọc theo hành lang phía Nam cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, ga cuối tuyến tại Thủ Thiêm diện tích 17 ha là ga đầu mối hành khách liên vùng.

Tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Cảng hàng không quốc tế Long Thành phục vụ hành khách đi từ ga Thủ Thiêm theo hành lang đường sắt tốc độ cao, đường vành đai 3 kết nối Nhơn Trạch đi sân bay

Tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành có chiều dài khoảng 37 km. Điểm đầu nằm tại ga Thủ Thiêm, Thủ Đức, TP HCM, điểm cuối nằm tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Quy mô đề xuất thực hiện là đường đôi, khổ 1.435 mm, chỉ phục vụ hành khách. Tổng mức đầu tư khoảng 40.566 tỷ đồng, theo phương thức PPP.

Bộ Giao thông Vận tải cũng xác định đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành là một trong những dự án động lực nhằm tăng cường các phương thức vận tải kết nối với sân bay Long Thành. Bộ đã bố trí vốn chuẩn bị đầu tư từ năm nay để triển khai nghiên cứu. 

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến bắt đầu có doanh thu hàng nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.