Bà lão 73 tuổi mở bếp ăn từ thiện, khuyên người nghiện tỉnh ngộ

Bà Nguyễn Thị Phương, 73 tuổi ở Sài Gòn nhiều năm qua, bà lão này đã vận động cho không biết bao nhiêu người nghiện ngập tỉnh ngộ để  rồi tự giác đi cai nghiện ma túy.

Hơn chục năm nay, bà Nguyễn Thị Phương (người sáng lập ra bếp ăn từ thiện Đại đoàn kết cho người nghèo tại số 44, đường Rạch Bùng Binh, khu phố 4, phường 10, quận 3, TP HCM) vẫn miệt mài với công tác làm từ thiện. Đặc biệt hơn, nhiều năm qua, bà đã vận động rất nhiều đối tượng nghiện ngập tỉnh ngộ, tự giác đi cai nghiện ma túy.

"Thuyết khách" giúp người nghiện tỉnh ngộ

Bà Phương cho biết, bà vốn là cựu học sinh miền Nam được đưa ra miền Bắc học tập vào giai đoạn chiến tranh khốc liệt. Thời thanh niên, khi vừa rời ghế nhà trường, bà Phương hăng hái tham gia cách mạng ở địa phương. Đến năm 1975, khi nước nhà thống nhất, bà được cử về công tác tại tuyến đường sắt số 3, quận 3, TP HCM.

Nhớ lại chuyện ngày xưa, bà Phương kể, lúc đó cứ mỗi buổi ăn trưa là tôi lại thấy một đám trẻ với quần áo tả tơi, đói khổ không gia đình, chúng vật vờ ngoài đường và đến xin ăn. Động lòng, tôi đem phần ăn của mình và bỏ tiền túi ra mua cơm cho bọn trẻ. Tôi cũng đi xin quần áo, chỉ chỗ cho chúng ngủ và không để bọn trẻ lang thang ngoài đường. Cuối cùng, tôi nhận nuôi 6 đứa có hoàn cảnh đáng thương nhất…

ba lao 73 tuoi mo bep an tu thien khuyen nguoi nghien tinh ngo
Dù đã cao tuổi nhưng bà Phương luôn đau đáu về những kế hoạch làm từ thiện của mình

Rồi bà Phương chuyển về công tác ở bộ phân Dân số kế hoạch hóa gia đình nơi bà ở. Chính từ công việc này, bà đã phát hiện ra có rất nhiều hoàn cảnh đáng thương và nhiều nhất là những người nghiện ma túy. Bà quyết định phải quan tâm, chăm sóc và khuyên nhủ những đối tượng này để kéo họ về con đường lương thiện và không trở thành phần tử nguy hiểm cho xã hội.

Khởi đầu công việc, bà gặp vô vàn khó khăn, từ việc thuyết phục gia đình hợp tác đưa con em đi cai nghiện, tới việc lo thủ tục, kinh phí và thuốc men. Những trường hợp cai nghiện tại nhà, bà Phương phải đến hàng ngày, tận tay đưa thuốc cắt cơn cho con nghiện uống. Biết là rất nguy hiểm nhưng bà nghĩ không niềm vui nào lớn hơn khi thấy họ trở lại với cuộc sống bình thường. Cho đến nay, bà Phương không nhớ chính xác những khoảng hơn 120 người đã được bà vận động đi cai nghiện ma túy…

ba lao 73 tuoi mo bep an tu thien khuyen nguoi nghien tinh ngo
Hình ảnh bà Phương cùng những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt được cưu mang

Kể lại một kỷ niệm bà Phương chia sẻ, đó là lần tôi đến nhà em Nguyễn Văn Tuấn bị nghiện để cho em ấy uống thuốc. Lúc đó cả nhà Tuấn đi vắng hết, còn Tuấn thì đang lên cơn, tôi vội đến gần và bóp chân cho nó thì nó giật người đạp trúng vào tôi. Tôi bị văng vào tường rồi ngã xuống, đập miệng vào thành giường gãy mất hai chiếc răng. Dù lúc đó miệng đang chảy máu rất nhiều nhưng tôi ráng cho thằng bé uống thuốc xong xuôi rồi mới chạy đến bệnh viện. Khi về đến nhà, sợ chồng con lo, tôi không dám nói thật mà chỉ nói răng bị sâu nên nhổ đi…

San sẻ nhiều hơn nữa

Đến năm 1997, bà Phương thành lập tổ làm giá đổ, làm bao bì gia công, kết hạt cườm để tạo công ăn việc làm cho những phụ nữ nghèo, trẻ lang thang.

Thời gian đầu rất khó khăn, qua công tác của bà, bà đã nhận cưu mang 14 cháu. Bà lo cho các cháu cơm ăn, áo mặc, nơi ăn chốn ở. Trong số đó, có 2 cháu mang thai ở tuổi 13,14 (vì bị xâm hại – PV).

“Đến lúc các cháu chuyển dạ, chính tay tôi đã đưa các cháu đi sinh và chăm sóc luôn cho con các cháu ấy” – Bà Phương xúc động kể.

ba lao 73 tuoi mo bep an tu thien khuyen nguoi nghien tinh ngo
Bà Phương bảo rằng còn sức khỏe thì sẽ còn thực hiện những kế hoạch bếp ăn từ thiện của mình

Bếp ăn từ thiện của bà Phương ra đời từ đây, lúc đầu chỉ có khoảng 50 người, đến năm 2010 đã lên đến 150 và nay thì đã rất đông. Đông như vậy nhưng bà Phương đều nhớ từng người, đặc biệt là những em học sinh dân tộc thiểu số.

Như trường hợp em A Viết Mị (người Cơ-tu), cô bé là sinh viên nghèo, đi học chỉ có 2 bộ quần áo. Buổi tối Mị đi nhặt ve chai rồi gửi ở bếp ăn, sáng ra Mị đem đi bán kiếm tiền ăn học. Bà Phương cưu mang em Mị suốt những năm học tập và nay thì cô bé này đã trở thành một giáo viên ở bản làng.

Hay như em Đinh Văn Vực (dân tộc Bana, sinh viên năm cuối Học viện Hành chính Quốc gia TP.HCM) tâm sự: “Cô Phương là người mẹ thứ hai của mình. Cô không chỉ chăm lo cho mình bữa ăn hàng ngày mà còn thường xuyên cho mình mì tôm, quà bánh, giúp mình vượt qua được 3 năm học đại học nhiều khó khăn này”.

ba lao 73 tuoi mo bep an tu thien khuyen nguoi nghien tinh ngo
Công việc ở những bếp ăn từ thiện giúp cho nhiều người hòa nhập tốt hơn với cuộc sống

Tháng 3/2013, bà Phương cùng Hội Cựu chiến binh phường 10, quận 3 tiếp tục tổ chức ba bếp ăn từ thiện ở Trung tâm y tế ba huyện thuộc tỉnh Bình Định. Cho đến nay bà Phương đã mở được 6 bếp ăn và thời gian tới nếu có điều kiện sẽ mở thêm nữa…

“Bác sĩ khuyên tôi bớt làm việc, kẻo đau tim nặng và ảnh hưởng tới tính mạng. Thật sự, nhiều lúc dang nắng dang mưa hoài suýt ngất xỉu, tôi cũng muốn nghỉ ngơi đôi chút. Nhưng thấy những người nghèo khó đang chờ mình, thế là lại vùng dậy. Còn chút sức lực nào thì cứ làm…”, bà Phương mỉm cười hiền hậu tâm sự.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.