Bác sĩ nhi chỉ cách phân biệt ho gà và ho thường ở trẻ

Thời gian gần đây, các tỉnh thành phía Nam liên tục ghi nhận nhiều trường hợp trẻ mắc ho gà có biến chứng nặng. Đây là căn bệnh phổ biến, diễn ra quanh năm và rất dễ nhầm lẫn với ho thường, vậy làm sao để phân biệt được ho gà và ho thường?
 
bac si nhi chi cach phan biet ho ga va ho thuong o tre Gia tăng số ca mắc bệnh ho gà, làm sao để phòng tránh?
bac si nhi chi cach phan biet ho ga va ho thuong o tre Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2018: có thêm 3 loại vắc-xin mới được sử dụng cùng vắc-xin Quinvaxem

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2, từ sau Tết, số lượng trẻ mắc bệnh ho gà điều trị tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) bắt đầu tăng. Tháng 2 bệnh viện tiếp nhận 6 trẻ, đến tháng 3 và tháng 4 trung bình 15-16 ca, dự đoán tăng trong thời gian tới.

Sau khi nhập viện, số trẻ này được xác định trong dịch tiết hầu họng có nhiễm vi khuẩn Bordetella pertussis ngày càng nhiều. Trong số các ca ho gà, có khoảng 14% có biểu hiện biến chứng tổn thương phổi kèm theo.

Theo các chuyên gia y tế, ho gà là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp do vi khuẩn Bordetella pertussis. Bệnh đặc trưng bởi cơn ho dữ dội, có thể kèm đỏ mặt, đôi khi tím môi và thường có tiếng rít cuối cơn ho.

Ho gà rất dễ lây, gây bệnh gần như 100% các cá thể nhạy cảm có tiếp xúc giọt bắn chứa vi khuẩn. Đây là bệnh nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia khi bé được 2-3-4 tháng tuổi và nhắc lại lúc 18 tháng.

bac si nhi chi cach phan biet ho ga va ho thuong o tre
Ho gà là căn bệnh khá phổ biến và rất dễ nhầm với ho thông thường. (Ảnh: minh họa)

Chia sẻ về căn bệnh này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Ho gà là bệnh diễn ra quanh năm và cách thức lây truyền rất dễ dàng chỉ qua đường hô hấp vì vậy rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi sức đề kháng của các bé còn yếu, chưa được tiêm phòng vắc xin”.

Theo bác sĩ, để phân biệt được ho thường và ho gà theo thông thường sẽ dựa vào cơn ho của trẻ: “Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên, khi xuất hiện ho gà, trẻ sẽ ho một tràng dài, sau đó hít một hơi tiếp tục lại ho một tràng như vậy. Thậm chí, sau cơn ho thì nôn ọe, có nước dãi chảy ra, đôi khi còn có xuất huyết ở củng mạc mắt. Đó là biểu hiện bệnh đối với những trẻ có đủ sức khỏe.

Tuy nhiên ở những trẻ sơ sinh, khi sức khỏe còn yếu, cơn ho không giống người lớn như có thể biểu hiện cơn ho bằng những cơn ngừng thở, cả người trẻ sẽ tím tái do thiếu oxy nặng. Các đợt ho ở trẻ sẽ liên tiếp, thậm chí kéo dài vài phút đến nửa tiếng.

Các biến chứng nguy hiểm có thể là viêm não và viêm phổi. Ngoài ra, trẻ có thể bị xuất huyết võng mạc và suy hô hấp hay một số biến chứng như rối loạn nước điện giải, bội nhiễm các vi khuẩn khác, lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng. Trường hợp nặng có thể gặp vỡ phế nang, tràn khí trung thất hoặc tràn khí màng phổi”, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Lâm - Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) chia sẻ trên báo Pháp luật Plus: ho gà là căn bệnh mắc rải rác quanh năm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, số lượng trẻ mắc ho gà tăng hơn so với những năm trước.

bac si nhi chi cach phan biet ho ga va ho thuong o tre
Tiến sĩ Lâm đang khám bệnh cho bệnh nhi. (Ảnh:HQ/ Pháp luật plus)

“Đa số trẻ nhập viện do ho gà chưa tiêm vắc xin, hoặc chưa tiêm đủ mũi. Thậm chí, nhiều trẻ dưới hai tháng tuổi đã mắc bệnh. Do trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu nên quá trình điều trị sẽ mất nhiều thời gian hơn”, tiến sĩ Lâm cho hay.

Theo tiến sĩ Lâm, phụ huynh hay nhầm lẫn giữa bệnh ho gà và các căn bệnh khác, nên khi phát hiện, trẻ đã có những biến chứng rất nặng nề. Thông thường, khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, viêm đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Đặc biệt, những trẻ dưới một tuổi mắc ho gà, bệnh thường tiến triển nặng rất nhanh, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 80-90%.

  • MỘT SỐ BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CÓ THỂ GẶP KHI TRẺ MẮC HO GÀ

Viêm phổi nặng: là biến chứng hô hấp hay gặp, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng.

Viêm não: là một biến chứng nặng của bệnh ho gà, tỷ lệ tử vong cao. Trẻ sốt rất cao, li bì, hôn mê, co giật.

Biến chứng cơ học: Lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng. Trường hợp nặng có thể gặp vỡ phế nang, tràn khí trung thất hoặc tràn khí màng phổi.

Biến chứng khác: Xuất huyết võng mạc, kết mạc mắt, rối loạn nước điện giải, bội nhiễm các vi khuẩn khác

Do vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị là rất quan trọng.

  • PHÒNG TRÁNH BỆNH HO GÀ CHO TRẺ

- Cách tốt nhất để dự phòng ho gà ở trẻ sơ sinh, trẻ em, thiếu niên và người lớn là tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch.

- Ngoài ra, trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, phụ huynh cần vệ sinh sạch sẽ cho con, hạn chế đi đến những vùng ổ dịch, hoặc có nguy cơ gây bệnh.

- Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cũng không nên cho tiếp xúc với trẻ nhỏ, nhất là những trẻ chưa được tiêm phòng.

- Nếu trong gia đình có người bị ho gà thì cần phải điều trị dứt điểm, các thành viên khác cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần người bệnh và có hướng điều trị, kiểm tra cho cả gia đình xem có bị lây truyền bệnh không vì bệnh rất dễ lây lan qua đường không khí.

Nguyên nhân chính gây bệnh ho gà là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp trên, sau đó khu trú và phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường thanh quản, khí quản, ở đó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố có tên là Pertussis toxin – đây là loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh.

Vào mùa thời tiết thường xuyên ẩm ướt, không khí không nóng cũng không lạnh là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn Bordetella pertussis sinh sôi và phát triển nhanh chóng.

Triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ: Thời gian đầu mắc bệnh, trẻ thường xuất hiện những cơn ho nhẹ. Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn ho gà là từ 7-10 ngày, sau đó trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, chảy nước mũi.

bac si nhi chi cach phan biet ho ga va ho thuong o tre Cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị biến chứng sau tiêm vaccine
bac si nhi chi cach phan biet ho ga va ho thuong o tre Vì sao thời gian tiêm vắc xin mới ComBe FIVE lùi sang tháng 8/2018?
chọn
Hiện trạng khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch
Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc được quy hoạch từ năm 1994, có vị trí tại phường An Phú, TP Thủ Đức. Cùng xem hiện trạng dự án này sau 30 năm quy hoạch.