'Bán' cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: VEC cần cơ chế gì?

VEC kiến nghị Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng nhiều cơ chế trong đề án 'bán' cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
ban cao toc cau gie ninh binh vec can co che gi VEC xin mở rộng trạm thu phí Liêm Tuyền vì nguy cơ quá tải?
ban cao toc cau gie ninh binh vec can co che gi Vì sao VEC muốn nhượng quyền khai thác cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình?
ban cao toc cau gie ninh binh vec can co che gi VEC hoàn thành việc tháo bỏ trạm thu phí Đại Xuyên
ban cao toc cau gie ninh binh vec can co che gi
VEC kiến nghị Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng nhiều cơ chế trong đề án 'bán' cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Ảnh minh họa: Di Linh

Mới đây, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đề xuất nhượng quyền khai thác dự án cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, thời hạn dự kiến 30 năm với giá ước tính khoảng 9.171 tỷ đồng.

Đáng chú ý là trong văn bản đề xuất với Bộ GTVT, VEC đã kiến nghị Bộ này đề xuất Chính phủ một số cơ chế. Đơn cử như thí điểm giao VEC lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, có kinh nghiệm liên quan đến đường cao tốc.

Theo đó, VEC mong muốn được lựa chọn nhà đầu tư cùng song song xây đựng đề án nhượng quyền khai thác. Ngoài ra, đơn vị này cũng kiến nghị Chính phủ chấp thuận chủ trương về cơ chế chia sẻ rủi ro đối với nhà đầu tư.

Vấn đề chia sẻ rủi ro được VEC đưa ra gồm: Bảo lãnh doanh thu tối thiểu, bảo lãnh rủi ro về chuyển đổi ngoại tệ và bảo lãnh tỷ giá hối đoái.

Theo VEC, việc nhượng quyền khai thác cao tốc nhằm nhằm huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước đầu tư các dự án phát triển hạ tầng đường bộ, giảm áp lực tăng nợ công của Chính phủ.

Điều này cũng giúp sớm thu hồi vốn đầu tư ban đầu, nâng cao hiệu quả khai thác vận hành do được chuyển giao và áp dụng các công nghệ tiên tiến. "Đây là hướng đi phù hợp và cần thiết", đại diện VEC cho biết.

ban cao toc cau gie ninh binh vec can co che gi
Tổng giám đốc VEC Mai Anh Tuấn (thứ 2 từ trái sang) làm việc với VINCI. Ảnh: VEC

Liên quan đến thông tin Tập đoàn VINCI Concessions (Cộng hòa Pháp) được cho là đối tác nhượng quyền khai thác cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Tổng giám đốc VEC Mai Tuấn Anh cho biết đây là đơn vị đầu tiên quan tâm đến việc nhượng quyền cao tốc trên.

Cũng theo ông Tuấn Anh, hiện VEC mới chỉ tham khảo kinh nghiệm của VINCI trong việc nghiên cứu nhượng quyền khai thác Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. "Việc lựa chọn nhà đầu tư sẽ tiến hành sau khi Thủ tướng phê duyệt đề án", ông Mai Tuấn Anh cho biết.

Được biết, việc nhượng quyền khai thác cao tốc chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam. Do đó, VEC đã đề xuất rất cụ thể về phương án, cơ chế chính sách, tổ chức thưc hiện, tiến độ thực hiện… để phê duyệt.

Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được khởi công tháng 1/2006, sử dụng từ cuối tháng 6/2012. Cao tốc này dài 50km, đi qua bốn tỉnh thành phố, gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình; trung bình có 43.000 lượt phương tiện đi qua/ngày đêm.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.