48 giờ ăn chơi ở Ninh Bình

Ngoài dê núi, cơm cháy ruốc hay rưới nước sốt, mọc... cũng là đặc sản gây thương nhớ cho du khách từng ghé thăm đất cố đô.

Ninh Bình cách trung tâm Hà Nội gần 100 km, mất 1,5-2 tiếng di chuyển. Do giao thông thuận tiện và có nhiều khu du lịch nổi tiếng, đây là một trong những địa điểm lý tưởng để dã ngoại cuối tuần. Du khách có thể tới đất cố đô bằng tàu hỏa (ga dừng tại thành phố Ninh Bình), hoặc ôtô (giá vé 100.000 đến 150.000 đồng).

Ngày 1: Chùa Bái Đính - Hoa Lư

Bạn nên rời Hà Nội từ 6h để đến Ninh Bình lúc 8h. Khi đi qua Phủ Lý, du khách có thể dừng chân ăn sáng. Đặc sản nổi tiếng của đất Hà Nam là bánh cuốn, bánh đa cá rô. Giá mỗi suất khoảng 30.000 đồng.

Địa điểm gợi ý đầu tiên cho bạn là chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất Ninh Bình. Tại đây, bạn đi bộ tham quan hoặc di chuyển bằng xe điện (giá 30.000 đồng một người mỗi lượt). Nhiều du khách thường dừng chân tại điện Phật Bà quan Âm để làm lễ, dâng hương. Bạn có thể lên tháp chuông để chiêm ngưỡng đại hồng chung nặng 36 tấn.

Một số điện mà du khách thường ghé thăm khi tới chùa là Pháp Chủ (gồm có 5 gian, gian giữa đặt tượng Phật Thích Ca cao 10 m, nặng 100 tấn), điện Tam Thế... Trong chùa có nhà hàng cơm chay phục vụ ăn trưa.

48 giờ ăn chơi ở Ninh Bình - Ảnh 1.

Giá vé vào cửa tham quan đền vua Đinh, vua Lê là 20.000 đồng một người.

Sau khi nghỉ trưa, bạn ghé cố đô Hoa Lư, cách chùa Bái Đính 6 km. Đây là một trong bốn vùng lõi của quần thể di sản thế giới Tràng An được UNESCO công nhận. Tại đây, bạn thăm đền vua Đinh (Đinh Tiên Hoàng), vua Lê (Lê Đại Hành) và nghe hướng dẫn viên giới thiệu. Hai ngôi đền này được xây dựng vào khoảng thế kỉ 17, xung quanh nhiều cây xanh.

48 giờ ăn chơi ở Ninh Bình - Ảnh 2.

Cách đó không xa là "Tuyệt tình cốc", một trong những điểm "sống ảo" được giới trẻ yêu thích.

Buổi tối, du khách có thể nghỉ đêm tại khách sạn Bái Đính (giá phòng từ 700.000 đồng một đêm), hoặc các khách sạn 4 sao Hoàng Sơn (giá phòng gần 2.000.000 đồng).

Ngày 2: Khu du lịch sinh thái Tràng An

Khu du lịch nằm ở trung tâm của Quần thể danh thắng Tràng An. Nơi này được biết đến là vùng núi non hùng vĩ với những dòng sông nhỏ quanh co, các thung lũng hoang sơ...

48 giờ ăn chơi ở Ninh Bình - Ảnh 3.

Giá vé các tuyến tour tham quan Tràng An là 200.000 đồng với người lớn, trẻ em dưới 1,4 m giá vé 100.000 đồng. Hướng dẫn viên đi cùng sẽ mất phí 300.000 đồng một tour.

Tại đây, bạn có thể chọn một trong 3 tuyến du lịch bằng thuyền để tham quan các hang động. Tuyến một sẽ đưa du khách qua 9 hang động, đền Trình - đền Trần - phủ Khống. Tuyến 2 đi qua 4 hang động và đền thánh Cao Sơn - hành cung Vũ Lâm - đền Trần suối Tiên và phim trường Kong: Skull Island. Tuyến 3 gồm 3 hang động, đền Trình - đền Trần suối Tiên - hành cung Vũ Lâm và phim trường Kong. Thời gian tham quan mỗi tuyến tour kéo dài từ 2 đến 3 tiếng.

Ăn gì ở Ninh Bình

Thịt dê núi: Dê Ninh Bình được chăn thả trên các dãy núi đá nên thịt săn chắc, thơm. Các món ăn được chế biến từ thịt dê gồm tái chanh, ủ trấu, chân hầm thuốc bắc, nầm nướng, nướng mọi hoặc hầm ngũ vị.

Cơm cháy: Là đặc sản nổi tiếng không kém dê núi, cơm cháy thường được phục vụ với nước sốt trong các nhà hàng, hoặc đóng gói kèm ruốc để du khách thuận tiện mua về làm quà.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thưởng thức các món ngon khác như gỏi cá nhệch, bún mọc, xôi trứng kiến...

Một số sự kiện du lịch được tổ chức ở Ninh Bình - nơi đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2020:

Lễ hội chùa Bái Đính (ngày 30/1) và kéo dài suốt mùa xuân tại khu du lịch văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính, Gia Viễn.

Lễ hội Báo bản Nộn Khê (ngày 6-7/2) tại đình làng Nộn Khê, xã Yên Từ, Yên Mỗ.

Lễ hội Hoa Lư (ngày 1-3/4) tại khu di tích Lịch sử - Văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, Hoa Lư.

Lễ hội Đền Dâu (ngày 8/2 - 26/3), tại đền Dâu, phường Nam Sơn, thành phố Tam Điệp.

Lễ hội chùa Dầu (ngày 24-26/3), tại chùa Dầu xã Khánh Hòa, Yên Khánh.

Từ ngày 26 đến 30/8, Tổng Cục Du lịch tổ chức khảo sát sản phẩm du lịch ở Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam.


chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.