Nếu bạn đang phải đối mặt với những bất công và phân biệt đối xử, hãy chọn cho mình cách đối diện và vượt qua mọi trở ngại, đừng trở thành con tàu chìm sâu dưới đại dương trong cô đơn và tuyệt vọng.
Phân biệt đối xử phải chăng là hiệu ứng dây truyền?
Những biểu hiện về phân biệt đối xử, dù là hữu ý hay vô tình, cũng khiến đối phương phải chịu những tổn thương tinh thần không đáng có. Chúng ta đã từng có những chiến dịch trường kỳ với hy vọng chấm dứt sự kì thị với nhóm người yếu thế. Cách đây vài chục năm, khi nghe đến bệnh phong hay HIV/AIDS, người ta không khỏi sợ hãi và họ rỉ tai nhau những điều kinh hoàng về những người mắc các bệnh hiểm nghèo, bệnh xã hội.
Trong khi ngăn chặn lây truyền bệnh, thay vì nâng cao nhận thức của người dân về căn bệnh, dường như những cảnh báo lại nhuộm màu sợ hãi, đe dọa, để rồi những con người khốn khổ ấy không chỉ chịu nỗi đau thể xác vì bệnh tật dày vò, mà còn nặng trĩu tâm lý bởi những rèm pha và sự xa lánh từ cộng đồng.
Không chỉ dừng ở những căn bệnh lây truyền, ngay cả những trường hợp chẳng nguy hại đến ai như khuyết tật, hoàn cảnh gia đình hay sự khác biệt về màu da, sắc tộc, bản dạng giới... cũng trở thành những tiêu chí để một bộ phận xã hội ruồng bỏ. Phải chăng phân biệt đối xử là một hiệu ứng dây truyền, với công cụ đắc lực là những lỗ hổng kiến thức và truyền thông cùng sự truyền đạt thông tin ám ảnh kì thị.
Những năm gần đây, LGBT là nhóm người yếu thế có những phản kháng mạnh mẽ, thậm chí là táo bạo để đứng lên chống phân biệt đối xử dựa trên những khác biệt về xu hướng tính dục và bản dạng giới.
Sau nhiều nỗ lực, mặc dù hiện nay cách nhìn của cộng đồng về người LGBT đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên, những người LGBT vẫn đang phải chịu sự kì thị và phân biệt đối xử ở cả gia đình và xã hội. Giữa ngã rẽ lựa chọn sống là chính mình trước rào cản định kiến khó lòng vượt qua, hay chấp nhận sống lặng lẽ, bình yên nhưng phải giấu diếm, giả dối với bản thân, gia đình và bè bạn cả cuộc đời, nhiều người đã lựa chọn đương đầu với thử thách, rũ bỏ chiếc áo không vừa và bước ra ánh sáng.
Phương Thanh mỉa mai Lâm Khánh Chi: 'Chỉ có tiểu nhân mới chiêu trò, lôi LGBT vào ăn vạ' | |
72 quốc gia vẫn còn hình sự hóa đồng tính luyến ái | |
Wentworth Miller đã 'vượt ngục' kì thị LGBT như thế nào? |
Phân biệt đối xử tiên phong chia cắt cộng đồng
Trong mối quan hệ không bình đẳng, chắc chắn, nhóm người yếu thế sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi nhất. Đối với người LGBT, trước khi come out, họ phải chấp nhận cách sống che giấu bản thân, nhằm đối phó với sự kỳ thì từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Thậm chí, họ phải thận trọng trong cả tình yêu, tìm được một nửa yêu thương đã khó, nay lại phải yêu trong lén lút, thận trọng và dè chừng. Chấp nhận xuất hiện bên nhau như bạn thân để tránh bị người khác phát hiện.
Đó, là tiền đề dẫn đến nhiều hệ lụy sau đó. Những dồn nén tình cảm, ức chế tinh thần khi không thể bộc lộ khuynh hướng tình dục thực sự của mình, sống khép kín, thu mình trong vỏ bọc thời gian dài cùng những nguy hại khi quan hệ tình dục bí mật, thiếu an toàn khiến nhiều người đối mặt với nhiều nguy hại sức khỏe, có khi là rơi vào trạng thái trầm cảm.
Một cách khách quan nhất, khi nhóm người này bị khủng hoảng tinh thần, công việc và cuộc sống của họ cũng sẽ ảnh hưởng theo, và xã hội sẽ mất đi một nguồn đóng góp đáng kể.
Đối với cộng đồng, những miệt thị và phân biệt đối xử sẽ manh nha cho sự chia cắt cộng đồng. Anh Đỗ Trúc Thanh, đại diện nhóm Tâm hồn xanh (một nhóm hoạt động xã hội với mục tiêu chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của cộng đồng) cho rằng: “Khi có sự kì thị, đối tượng bị kì thị sẽ hình thành sự chia cắt, đồng nghĩa với việc có sự tổn thất và thiếu sót vô cùng lớn”.
Theo anh Trúc Thanh, những người có cái nhìn kì thị cũng phải chịu mất mát. Bản thân họ cũng đang khép lại cánh cửa trước mắt họ. Bởi lẽ, kì thị là một loại định kiến, tích tụ những quan điểm sống, có thể chỉ là đọc qua sách vở hay được giáo dục bằng một cách nào đó, dẫn đến những hành xử thiếu sót.
Nhìn từ nhiều khía cạnh, khi xã hội tồn tại những phân biệt đối xử, tất cả chúng ta đều phải chịu những hệ lụy nhất định. Nếu để định kiến tồn tại lâu đến mức trở thành nếp sống hay văn hóa sống, từ thế hệ này qua thế hệ khác, thì sự chia cắt cộng đồng sẽ càng trở nên sâu sắc và khó hàn gắn.
Càng chứng minh, càng dễ gây hiểu nhầm
Việc ngày càng có nhiều người LGBT công khai giới tính thực của mình đã giúp cộng đồng hiểu hơn, gần gũi hơn và không còn cảm thấy LGBT là điều gì đó khác thường, kỳ lạ. Bằng những hoạt động sôi nổi và thiết thực để cao nhận thức cộng đồng, đã có rất nhiều phụ huynh cởi mở đón nhận việc con cái mình come out là người đồng tính, chuyển giới hay song tính. Theo đó, những người ủng hộ LGBT cũng ngày càng tăng.
Tuy nhiên, đôi khi, sự thái quá cũng đem lại nhiều phản ứng tiêu cực, khoảng hai năm gần đây, các phong trào, thông điệp tự hào ở Việt Nam và trên toàn thế giới dường như đang rơi vào thái cực này.
Bàn về vấn đề này, anh Đỗ Trúc Thanh thẳng thắn chia sẻ, tất cả những nỗ lực để tỏ ra hoành tráng đều đem lại những phản ứng phụ. "Nếu bạn muốn cộng đồng đón nhận bạn một cách cởi mở và dễ dàng, thì đơn giản là bạn cứ sống một cách bình thường, xây dựng quan hệ tốt với mọi người xung quanh, cho họ thấy là bạn không khác gì họ cả, khi ấy bạn chỉ cần là chính mình thôi chứ không cần cố chứng tỏ gì hết. Bạn càng chứng tỏ bản thân để nhấn mạnh sự kiêu hãnh của người LGBT thì người khác càng khó có thể nhìn nhận và ứng xử với bạn một cách bình thường."
Trong xã hội này, nếu càng cố chứng minh một điều gì đó, sẽ khiến người khác càng có cái nhìn ngược lại. Việc dán nhãn cho bản thân đã vô tình tạo ra sự khác biệt và kì thị.
“Come out for LGBT” đã trở thành khẩu hiệu của cộng đồng LGBT trên thế giới, để làm được điều này, nhiều người đã phải đối diện với sự bất công, kì thị đến từ nhiều phía. Mỗi người có cách đối diện áp lực riêng của mình, và họ đã học được vô vàn bài học từ chính những bất công đó.
'Đọc thêm'
Bài học nào để giúp học sinh LGBT không bị kì thị trong nhà trường? Bạo lực học đường với người LGBT đang có dấu hiệu gia tăng, dường như các trường học vẫn chưa có một giải pháp nào ... |
Người chồng lý tưởng trong phim 'Mẹ chồng chàng dâu': 'Nhiều người kì thị vì tôi đóng vai gay' Hoàng Bá Đô (sinh năm 1994) là tên tuổi được đang được đông đảo mọi người quan tâm sau khi hoàn thành xong vai diễn ... |