Theo thông tin ban đầu, một video clip đăng tải trên một tờ báo, mô tả cảnh người quản lý tên Linh của Trường mầm non tư thục Mầm Xanh, phường Hiệp Thành, Q.12, TPHCM liên tục có hành vi bạo hành, đánh trẻ.
Sau khi nắm được thông tin, Quận 12 đã nhanh chóng vào cuộc, chỉ đạo xử lý nghiêm trường hợp vi phạm này.
Được biết, đây là cơ sở mầm non tư thục giữ trẻ từ 2 đến 5 tuổi, chủ yếu là con của các công nhân sinh sống, thuê nhà trên địa bàn quận 12.
Những hình ảnh trong video clip này mô tả lại, “bảo mẫu” cầm vỏ chai nhựa đánh tới tấp vào mặt, vào người trẻ, lấy chân đá, tay tát vào mặt, đánh vào đầu hay có thể dùng bất cứ thứ gì đánh trẻ vì bất cứ lý do gì, tiện tay là đánh, trẻ chỉ cần khóc là bị bảo mẫu đánh.
Khi đánh trẻ chỉ biết khóc lại càng bị đánh đau hơn… Ngồi chơi cũng bị tra tấn, ăn cũng bị, làm bất cứ gì cũng bị đánh khiến dư luận cảm thấy phẫn uất.
Bảo mẫu cầm chai đánh vào đầu trẻ (Ảnh cắt từ clip báo tuổi trẻ) |
Tối 26/11, trao đổi với chúng tôi, Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho hay, gần đây trên địa bàn TP HCM đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ án bạo hành trẻ mầm non gây phẫn nộ trong dư luận.
Theo luật sư Cường, những năm gần đây xảy ra nhiều vụ việc bạo hành các cháu bé tại các cơ sở trông giữ trẻ và đã được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Vụ việc xảy ra tại Trường mầm non tư thục Mầm Xanh là do chính do giáo viên và theo như báo chí phản ánh là người quản lý của nhà trường gây nên khiến dư luận cảm thấy phẫn nộ bởi những hành vi đối xử tàn ác với cháu bé còn rất nhỏ đang học tại đây.
Pháp luật Việt Nam quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.
Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004: Các hành vi bị nghiêm cấm “Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác”.
Theo luật sư, hành vi của người giáo viên và người quản lý trên đã xâm phạm đến khách thể được Bộ luật hình sự điều chỉnh đó quyền được bảo hộ về sức khỏe của trẻ em đã được Hiến pháp và Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em bảo vệ. Hành vi này gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sức khỏe bình thường của các cháu bé. Thậm chí còn có thể dẫn tới tử vong.
Đánh giá về sự việc này, Luật sư Cường cho rằng để xem xét hành vi phạm tội của bảo mẫu và người quản lý thì cần căn cứ vào tính chất mức độ và hậu quả gây ra cho các cháu bé. Nếu kết luận giám định của cơ quan chuyên môn xác định cháu bé không bị thương tích thì hành vi phạm tội của đối tượng cấu thành Tội hành hạ người khác. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự.
Còn trong trường hợp kết quả giám định thương tật của cơ quan chuyên môn sẽ là căn cứ xử lý đối tượng tương ứng theo quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Điều 104 Bộ luật Hình sự.
Trường hợp tỷ lệ thương tật là dưới 11% nhưng do phạm tội với trẻ em nên đối tượng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.
Cơ sở mầm non Mầm Xanh, Q.12 - nơi diễn ra cảnh bảo mẫu bạo hành trẻ kinh hoàng (Nguồn ảnh: Truongmamnondep.vn) |
Đồng quan điểm với Luật sư Cường, Luật sư Giang Hồng Thanh – Văn phòng Luật sư Giang Thanh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, đánh trẻ là hành vi vi phạm pháp luật, để có thể kiểm tra các cơ sở mầm non thì chính quyền địa phương phải liên tục rà soát, kiểm tra và giám sát.
Ngoài ra, các gia đình gửi con cần biết được người chăm sóc con mình là ai, có đủ trình độ chăm sóc con mình không, học hành đến đâu, nơi gửi được cấp phép hoạt động không. Đây là trách nhiệm làm cha làm mẹ với con cái, không nên phó thác tùy tiện cho các điểm giữ trẻ.
Nói về các vụ việc đánh đập trẻ ở trường mầm non, Luật sư Thanh cho rằng người nuôi dạy trẻ lấy lý do trẻ khóc, trẻ hiếu động, trẻ không chịu ăn, vì áp lực công việc để đánh hay dọa nạt trẻ là ngụy biện. Điều này bao che cho sự thiếu hụt kiến thức và thiếu đạo đức trong việc nuôi dạy trẻ. Người nuôi dưỡng trẻ có nghiệp vụ sẽ có cách để cho trẻ ăn ngon miệng, giúp trẻ phát triển về thể chất và tinh thần.
“Cấp mầm non đã trở thành một hệ thống giáo dục chính thống. Nguồn lực nuôi dạy trẻ là các cô giáo, những bảo mẫu cần được bổ sung, bồi dưỡng những kiến thức sư phạm và đặc biệt là tình thương yêu với trẻ thơ. Theo tôi, đây là trách nhiệm của ngành giáo dục, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với thế hệ mai sau, đặc biệt là trách nhiệm với trẻ em” – Luật sư Thanh chia sẻ.
Phụ huynh bức xúc tột cùng khi con bị giáo viên mầm non bạo hành dã man
Nhiều phụ huynh đã đến trước cổng cơ sở mầm non Mầm Xanh (quận 12, TP HCM) đòi gặp chủ cơ sở khi xem video ... |
Những vụ bạo hành tại cơ sở giữ trẻ gây chấn động dư luận
Đánh trẻ tím mặt, thâm đùi, hay ép trẻ ăn bằng hành vi thô bạo là những vụ bạo hành trẻ em gây chấn động ... |
Thời sự 07:51 | 28/11/2017
Thời sự 01:47 | 28/11/2017
Giáo dục 00:08 | 28/11/2017
Giáo dục 15:31 | 27/11/2017
Thời sự 13:18 | 27/11/2017
Thời sự 12:06 | 27/11/2017
Thời sự 11:56 | 27/11/2017
Giáo dục 11:54 | 27/11/2017