Bật 'nhầm' xi nhan khi rẽ có bị phạt không?

Về nguyên tắc, khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

Bật “nhầm” xi nhan tức là người điều khiển phương tiện giao thông dự định rẽ trái nhưng lại bật xi nhan phải hoặc ngược lại rẽ phải nhưng lại bật xi nhan trái, hoặc chẳng rẽ trái cũng chẳng rẽ phải nhưng cứ để xi nhan.

Tất cả những hành vi này dù là "quên" tắt xi nhan, hay nhầm lẫn phương hướng xi nhan đi nữa đều là hành vi gây phiền phức cho người đi sau, và không may có thể gây ra va chạm giao thông ngoài ý muốn.

bat nham xi nhan khi re co bi phat khong
Ảnh minh họa

Về nguyên tắc, khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

Như vậy, khi có dự định chuyển hướng đi (dù trái, phải hay quay đầu xe) thì người điều khiển phương tiện giao thông phải bật đèn tín hiệu báo trước, nếu không sẽ bị coi là vi phạm Luật giao thông đường bộ và bị xử phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Với lỗi vi phạm về đèn xi nhan Nghị định 46 quy định như sau:

Đối với ô tô:

+ Phạt tiền từ 3 - 4 trăm nghìn đồng với người điều khiển xe thực hiện hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước;

+ Phạt tiền từ 6 - 8 trăm nghìn đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

+ Phạt tiền từ 8 trăm - 1,2 triệu đồng đối với người điều khiển xe chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc.

Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện):

+ Phạt tiền từ 80 - 100 nghìn đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;

+ Phạt tiền từ 3 - 4 trăm nghìn đồng đối với hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức).

Nhưng nếu như chẳng rơi vào các trường hợp nêu trên mà rơi vào trường hợp bật “nhầm” xi nhan, sử dụng đèn xi nhan không hợp lệ như: Không chuyển hướng nhưng vẫn để xi nhan hay chuyển hướng này nhưng để xi nhan hướng khác thì xử lý thế nào?

Nghị định 46 không quy định mức xử phạt rõ đối với trường hợp này. Nhưng, việc sử dụng xi nhan không đúng thời điểm, không đúng chỗ như vậy đa phần gây trở ngại đối với người tham gia giao thông ở phía sau, hậu quả nhẹ thì bị la rầy, nặng hơn thì xảy ra va chạm, tai nạn giao thông.

Trường hợp này có thể xét vào hành vi “gây cản trở giao thông” và có thể bị xử phạt theo Nghị định 46 tùy vào hành vi và hậu quả thực tế xảy ra.

bat nham xi nhan khi re co bi phat khong Người chạy xe cần bật xi nhan thế nào để không bị CSGT thổi phạt?

Thượng tá Nguyễn Hoàng Diệp, Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) cho biết khi tham gia giao thông, ...

bat nham xi nhan khi re co bi phat khong Xe máy không xi nhan phạt bao nhiêu?

Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau: Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và ...

bat nham xi nhan khi re co bi phat khong Đi vào đường cong, không bật đèn xi nhan có bị phạt?

Khi đi theo đường cong, người điều khiển phương tiện giao thông cua theo đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) thì ...

bat nham xi nhan khi re co bi phat khong Bật, tắt xi nhan thế nào mới đúng luật?

Hiện nay chưa có quy định cụ thể về khoảng cách bao xa trước khi cho xe chuyển hướng thì được phép bật đèn xi ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn.

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.