Bệnh thủy đậu đang vào mùa, dấu hiệu và cách phòng ngừa để tránh biến chứng

Bệnh thủy đậu không quá đáng sợ nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời gây nên những biến chứng tổn hại đến sức khỏe và tinh thần của trẻ.

Hàng năm, bệnh thủy đậu thường bắt đầu xuất hiện vào khoảng cuối tháng 12, bùng phát vào thời điểm cuối xuân đầu hè, từ tháng 2 đến tháng 4, 5. Vì thế, đây là khoảng thời gian cần được bố mẹ chú ý bảo vệ sức khỏe, vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp con tránh được những căn bệnh theo mùa như vậy.

Bên cạnh đó, người lớn cũng cần cẩn trọng để phòng tránh bệnh thủy đậu bởi rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị thủy đậu vì lây lan từ người thân.

benh thuy dau dang vao mua dau hieu va cach phong ngua de tranh bien chung
Mùa xuân là khoảng thời gian bùng phát bệnh thủy đậu. (Ảnh Pinterest)

Dấu hiệu mắc bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus gây bệnh có trong không khí, lây qua đường hô hấp do người lành hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắp hơi, xổ mũi. Người lành cũng có thể lây bệnh từ bóng nước bị vỡ ra, lây qua các vùng da bị tổn thương của người bệnh.

Bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu thường có triệu chứng sốt, đau đầu, đau cơ. Một số trường hợp ở trẻ em có thể không có dấu hiệu báo trước.

Khi bị thủy đậu, trẻ thường xuất hiện trên người những nốt tròn nhỏ trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt sẽ nhanh chóng mọc thành mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hoặc rải rác khắp cơ thể. Nốt rạ có nước sẽ tự khô nhưng những vùng da có mụn khô vẫn có thể lây cho người khác.

Cách phòng tránh

Vào mùa thủy đậu, nên hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với môi trường gần bệnh viện, xung quanh vùng dịch bệnh.

Nên chích ngừa đủ 2 mũi vắc xin thủy đậu để hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh. Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi, tiêm 1 liều và liều thứ 2 cách liều thứ nhất 6 tuần trở lên hoặc trong khoảng 4 – 6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh và giảm việc mắc bệnh thủy đậu trở lại. Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn, tiêm 2 liều cách nhau 6 tuần.

Khi đi ra ngoài, cả người lớn và trẻ em nên đeo khẩu trang, găng tay mỏng. Nếu gặp người bệnh cần cách ly bằng cách đeo khẩu trang. Sau khi đi ra ngoài và trước khi ăn nên rửa tay thật sạch.

benh thuy dau dang vao mua dau hieu va cach phong ngua de tranh bien chung
Nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc nơi đông người để tránh lây bệnh. (Ảnh Pinterest)

Biến chứng của bệnh thủy đậu

Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh, bệnh thủy đậu nếu không được điều trị đúng thuốc và kịp thời, dù là căn bệnh lành tính nhưng cũng có thể xảy ra những biến chứng đáng tiếc:

Nhiễm trùng da, do vệ sinh không đủ sạch, nhiễm trùng da nhiều khi lành để lại sẹo chứ bản chất của thủy đậu không để lại sẹo dù vết thâm da có thể kéo dài 3-6 tháng.

Nhiễm trùng da nặng để tấy đỏ lan ra xung quanh có thể làm nhiễm trùng máu, nên đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ khi da tấy đỏ lan ra xung quanh Viêm phổi: hiếm, gặp ở người miễn dịch kém, trẻ nhỏ dưới 1-2 tháng, thở nhanh, ho nhiều nên đi bệnh viện

Viêm tủy: hiếm, tự nhiên yếu 2 chân Viêm tiểu não: vừa hết bệnh thủy đậu, bị chóng mặt buồn nôn.

Đối với phụ nữ mang thai nếu mắc thủy đậu có thể ảnh hưởng đến thai nhi khi thai trước 12 tuần tuổi.

Mắc bệnh trước 18 tháng tuổi có nguy cơ bị bệnh zona khi về già.

benh thuy dau dang vao mua dau hieu va cach phong ngua de tranh bien chung
Bệnh thủy đậu dễ bị biến chứng. (Ảnh Pinterest)

Cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh thủy đậu

Nếu phát hiện trẻ bị mắc bệnh thủy đậu, điều đầu tiên cần làm là cách ly trẻ tại nhà, bổ sung thêm vitamin C, mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.

Nên sắp xếp cho trẻ nằm trong phòng thoáng khí, có ánh sáng mặt trời. Nên cho trẻ sử dụng các vật dụng sinh hoạt các nhân riêng như khăn mắt, cốc, bát, đĩa…

Vệ sinh mũi họng, thay quần áo và tắm rửa bằng nước ấm. Nên cắt móng tay, móng chân cho trẻ hoặc có thể bọc tay để tránh biến chứng nhiễm trùng da cho các vết xước trẻ cào.

Ăn thức ăn mềm, lỏng, mát, dễ tiêu hoá. Dùng dung dịch xanh Methylene để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ. Trong trường hợp sốt cao có thể dùng thuốc. Tuy nhiên, bệnh có thể sẽ khỏi nhanh hơn nếu được dùng kháng sinh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh thủy đậu không kiêng tắm, không kiêng gió, không tắm gốc rạ, không uống nước gốc rạ, không trùm kín người.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.