Cuộc sống người dân nghèo đói, lạc hậu ở đỉnh Cheng Leng (Ảnh: Trang Anh). |
Vào một ngày cuối năm, chúng tôi rong rủi trên con đường đất đỏ bạt ngàn của núi rừng Tây Nguyên, đi “xuyên” qua những cơn gió lạnh của những ngày Đông để tìm về làng Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai).
Khi chúng tôi đến đây, ngôi làng đang được các cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 50, Trung đoàn 991 (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) sắp xếp, lắp ráp lại, sau khi di dời nhà của người dân từ đỉnh Cheng Leng xuống.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Phùng Trung Toàn, Chủ tịch UBND xã Chư A Thai cho biết, năm 2004, do tập tục du canh du cư, một người dân của làng D’lâm (xã Chư A Thai) rủ nhau lên đỉnh Cheng Leng để dựng chòi sinh sống.
Không những thế con đường từ đỉnh núi xuống trung tâm khi đó chỉ là con đường tạm bợ, lởm chởm đất đá, việc di chuyển bằng xe máy cũng là điều vô cùng khó khăn.
Do đó, người dân khu vực này sống trong cảnh không điện, không nước… và trẻ em cũng không có trường đi học.
Bên cạnh đó, người dân tại đây quanh năm chỉ biết trồng lúa trên cạn, trồng mì, khoai… ăn. Do đó, cuộc sống quanh năm nghèo đói, sinh con đông khiến các em nhỏ thiếu thốn, suy dinh dưỡng, không có giấy tờ tùy thân nên con em bị thất học.
Tuy nhiên, do không đành lòng để những đứa trẻ bị thất học nên một số cán bộ trong xã đã vận động, hỗ trợ người dân cho con em mình được đến trường.
UBND xã trích một phần kinh phí thuê công nông đưa đón 12 em học sinh độ tuổi từ 6 - 13 tuổi đến lớp.
Nhưng do đường xá xa xôi, khó khăn nên UBND xã đã sắp xếp cho các em được học nội trú tại trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nay Der, cuối tuần xe công nông lại chở các em về nhà.
Các cán bộ chiến sĩ đang ổn định các nhà dân tại làng Hek cùng sự giúp đỡ của người dân. (Ảnh: Trang Anh). |
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản chỉ đạo huyện Phú Thiện và xã Chư A Thai tập trung kiểm tra, xử lý. Bên cạnh đó, vận động người dân trở về làng tái định cư.
“Mùa mưa vừa rồi, tôi cùng một số cán bộ lái xe máy lên thăm và vận động bà con trên đỉnh Cheng Leng xuống núi. Nhưng do đường xấu, không thể di chuyển được nên cả đoàn không thể đi tiếp bằng xe máy mà phải xuống “cuốc bộ”.
Đến nơi, những đưa trẻ đang lê lết nô đùa dưới nền đất cát bẩn do bố mẹ bận đi làm nương rẫy. Nhìn những thế hệ trẻ ấy ai cũng thấy thương bởi chúng còn quá nhỏ để quyết định và chọn tương lai cho mình. Do đó tất cả phải trông chờ và bố mẹ, nhưng nếu ở trên này thì bọn trẻ cũng lại thất học và nghèo đói mãi”, vị chủ tịch bộc bạch.
Cuối cùng, sau nhiều lần vận động, UBND huyện Phú Thiện đã quyết định di dời nhà dân trên đỉnh núi Cheng Leng về lại làng Hek.
Bộ đội gánh nhà để ổn định làng Hek. (Ảnh: Trang Anh). |
Để thực hiện việc di dời nhà dân, Bộ chỉ quy quân sự tỉnh Gia Lai đã điều động hơn 50 chiến sĩ từ Tiểu đoàn 50, Trung đoàn 991 đến làm nhiệm vụ. Được biết, đây là lần thứ 2 trung đoàn 991 thực hiện nhiệm vụ di dời nhà dân tại làng Hek.
Trước đó, vào khoảng tháng 6, Trung đoàn 991 đã phối hợp cùng Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) về làng Hek làm nhiệm vụ “gánh bản” để sắp xếp, phân bố lại dân cư theo chủ trương của huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai).
Khi đó, do những ngôi nhà sàn có diện tích và trọng lượng lớn nên các chiến sĩ phải tháo bớt những lớp ván lớn. Bên cạnh đó, gia cố, buộc lại những điểm nối trước khi di chuyển nhà, tránh trường hợp hư hại trong quá trình di chuyển.
Tại đây, cả trăm người cùng nhau hò reo và nâng nhà trên đôi vai của mình nhích từng chút một để di chuyển đến địa điểm đã định từ trước.
Sau 40 ngày, các chiến sĩ đã giúp 22 hộ gia đình di dời 26 nóc nhà theo kế hoạch. Làng Hek được quy hoạch lại chỉnh chu hàng lối và không còn tồi tàn, lạc hậu như trước.
Mỗi người một việc, các chiến sĩ cùng nhau dựng nhà. (Ảnh: Trang Anh). |
Còn lần này, cũng nhận chỉ thị của Tỉnh ủy, Tiểu đoàn 50, Trung đoàn 991 tiếp tục trở lại di dời 13 căn nhà trên đỉnh núi Cheng Leng về nơi ở mới.
Tại đây hàng chục cán bộ, chiến sĩ với màu áo xanh hi vọng xắn tay áo, chân đi đôi dép rọ, lấm lem bùn đất người thì ở dưới chuyển cây gỗ, vật dụng lên để các chiến sĩ bên trên đóng, lắp ráp lại thành căn nhà hoàn chỉnh.
Mặc dù công việc có phần vất vả, nhưng trên gương mặt của các chiến sĩ nơi đây luôn nở một nụ cười hạnh phúc. Bởi chỉ với những việc làm như thế này đã giúp người dân có cuộc sống mới, nơi ở mới để có thể tiếp cận gần hơn với tiến bộ của xã hội.
Trong khung cảnh “tấp nập, nhộn nhịp” ấy, lâu lâu lại là những tiếng reo hò “1 2 3 cố lên…1 2 3 khiêng…” của các chiến sĩ để thúc đẩy và động viên tinh thần lẫn nhau. Lâu lâu, trong ít phút nghỉ giải lao, các chiến sĩ lại trêu đùa nhau bằng những câu chuyện “tiếu lâm” để không khí trở nên vui vẻ, nhẹ nhàng hơn.
Những người dân có nhà khu vực đó cũng chung tay giúp sức các cán bộ, chiến sĩ để công việc được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. Những bình nước mát được người dân đưa đến tay các chiến sĩ để tiếp thêm sức mạnh để đưa những ngôi nhà sớm về với vùng đất mới.
Ngôi nhà dần được hoàn thiện nhờ sự chung tay của mọi người. (Ảnh: Trang Anh). |
Với gương mặt ánh lên niềm hạnh phúc, anh Nay Bhin (36 tuổi) cho biết, khi ở trên đỉnh núi Cheng Leng thiếu thốn rất nhiều thứ như điện, nước… Bên cạnh đó, đường đi lại khó khăn nên những đứa trẻ không thể đến trường được.
“Giờ đây được chính quyền quan tâm, bộ đội lên giúp mình là cả làng mừng lắm, vui lắm. Cái gì bộ đội nó cũng giúp hết, dỡ cái nhà này, đem nhà xuống núi, nó dựng lại cái nhà này. Xuống dưới làng Hek dân làng có cái nước uống, đường đi tiện lợi, con cái được đi học rồi.
Nhà mình có 4 đứa con, trước đây ở trên núi nó không được đi học. Bây giờ xuống dưới đây con mình được đi học rồi. Được nhà nước cho xe này, cho sách báo này, họ ủng hộ nhiều lắm. Người làng mình vui nhiều lắm.”, anh Nay Bhin nghẹn ngào nói.
Trung tá Nguyễn Thành Dũng, Phó Tham mưu trưởng, Trung đoàn 991 cho biết, thực hiện kế hoạch của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai về giúp địa phương di dời làng trên núi Cheng Leng về nơi ở mới, Trung đoàn Bộ binh 991 đã cử 50 cán bộ, chiến sỹ xuống giúp địa phương làm công tác di dời nhà cửa, để nhân dân về nơi ở mới.
Sau khi xuống địa phương, được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND, các ban, ngành, đoàn thể huyện Phú Thiện giúp đỡ đơn vị về công tác ăn ở, giúp đơn vị nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ.
Gia Lai: Lập danh sách học sinh có nguy cơ hỏng tốt nghiệp THPT 2019 để phân công giáo viên bồi dưỡng
Sau khi Bộ GDĐT có công văn về tổ chức dạy học lớp 12 năm học 2018-2019 và ôn tập thi THPT quốc gia năm ... |
Một năm trồng cà phê 'không công' của người dân Tây Nguyên
Sau nhiều tháng ngày chăm sóc cà phê, đến khi thu hoạch thì giá cà phê xuống thấp. Nhiều người dân Tây Nguyên buồn rầu ... |
Nơi nhà không cần cửa, nơi phụ nữ phải nhậu cùng nhau để vơi bớt nỗi nhớ chồng
Đất đai cằn cỗi, trơ cát khiến cây cối không thể phát triển, cuộc sống người dân vùng đất Ayun quanh năm đói nghèo, thiếu ... |
Đô thị 11:40 | 11/02/2020
Kinh doanh 11:16 | 11/02/2020
Đô thị 14:33 | 09/09/2019
Thời sự 12:16 | 24/05/2019
Lối sống 06:29 | 06/05/2019
Pháp luật 21:11 | 31/03/2019
Pháp luật 07:35 | 14/02/2019
Pháp luật 04:59 | 29/01/2019