Bộ GD&ĐT nhấn mạnh: Hiện nay, do ảnh hưởng của thời tiết, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở vùng trũng thấp, tràn, vỡ đê bao ở khu vực Đông bằng Sồng Cửu Long, đặc biệt là tại các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An. Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt cục bộ ở khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa.
Ảnh minh họa: Hà Nội Mới. |
Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các Sở GD&ĐT, các Đại học, Học viện, Viện, Trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm, Trang cấp Sư phạm và các đơn vị trực thuộc Bộ tại các tỉnh/thành phố: thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ triển khai các công việc sau đây:
1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ, nguy cơ xảy ra ngập lụt, sạt lở đất; thông tin kịp thời, đầy đủ đến lãnh đạo các trường, giáo viên, học sinh; nhất là vùng ven sông, suối, hạ lưu các hồ chứa, vùng thấp trũng để chủ động các biện pháp phòng tránh.
2. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo triển khai các phương án bảo đảm an toàn cho học sinh và học tập của học sinh, cho giáo viên, nhất là tại vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long và vùng mưa lũ Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
3. Không tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động vui chơi, ngoại khóa và các hoạt động không cần thiết trong thời gian này.
4. Phối hợp với các ban, ngành lên kế hoạch và triển khai thực hiện bảo vệ học sinh và trẻ em; tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra đặc biệt là đuối nước.
5. Thực hiện các phương án đảm bảo an toàn tài sản, cơ sở vật chất các công trình trường, lớp học. Ở những nơi có nguy cơ ngập lụt, cần di dời máy móc, trang thiết bị dạy học, tài liệu thư viện lên tầng cao hoặc chuyển đến nơi không có nguy cơ ngập lụt đê đảm bảo an toàn tài sản.
6. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương trong công tác ứng phó sự cố thiên tai, sơ tán giáo viên, học sinh khi có yêu cầu.
7. Khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền, chỉ đạo các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo mở cửa và tạo mọi điều kiện đón nhân dân vào tránh trú.
8. Có kế hoạch phòng chống các dịch bệnh, kịp thời vệ sinh trường lớp, khắc phục hậu quả, cải tạo, sửa chữa, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp phục vụ công tác dạy và học sau đạt mưa lũ, đủ điều kiện đón năm học mới như:
- Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể nhanh chóng khắc phục hư hại về cơ sở vật chất trường, lớp học để sớm ổn định các hoạt động.
- Tổng hợp thiệt hại và phương án xử lý báo cáo UBND tỉnh để có phương án khắc phục, đồng thời báo cáo về Bộ theo địa chỉ: ông Trần Gia Khánh, ĐT 0917710440, Cục Cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo - số 35, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội để Bộ tổng hợp báo cáo Chính phủ có phương án hỗ trợ địa phương.
Cách đánh vần lạ cho học sinh lớp 1 'c, k, q' đều đọc là 'cờ': Giáo sư ngôn ngữ cũng hoang mang
GS. Nguyễn Văn Lợi chia sẻ, cách đánh vần Tiếng Việt theo sách công nghệ giáo dục khiến nhiều người hoang mang. |
Bộ Giáo dục đang làm gì để ngăn chặn việc 'nở rộ' các khoản thu đầu năm học mới?
Một trong các nỗi lo lắng của phụ huynh khi vào đầu năm học là vấn đề lạm thu. Có trường sẽ 'vẽ' ra các ... |
Thứ trưởng Bộ Giáo dục nói về vi phạm của Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Định ở kì thi THPT 2017
Tại kì thi THPT quốc gia năm 2017, Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Định đã được lãnh đạo Bộ GD&ĐT nhắc nhở về một số ... |
Trẻ vào lớp 1 ở Thanh Hóa phải đóng 1,3 triệu đồng mua bàn ghế, Bộ GD&ĐT nói gì?
Lãnh đạo Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GD&ĐT) đã lên tiếng trước thông tin, phụ huynh Trường Tiểu học Đông Vệ 2 ở TP ... |
Ảnh: Những tân sinh viên xinh như hoa làm thủ tục nhập học Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Hôm nay, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội bắt đầu làm thủ tục nhập học cho tân sinh viên 2018. |
Có nên cân nhắc bỏ thi trắc nghiệm THPT để tránh gian lận thi cử?
Theo GS Ngô Việt Trung, Bộ GD&ĐT nên cân nhắc bỏ hình thức thi trắc nghiệm THPT quốc gia để có thể tránh gian lận ... |