Bộ GTVT xác nhận đang có sự dịch chuyển phi công giữa các hãng hàng không

Bộ Giao thông Vận tải cho biết hoạt động khai thác của các hãng bay đang bị ảnh hưởng, dẫn đến chậm, huỷ chuyến, do đang có sự chuyển dịch cơ cấu nhân lực giữa các hãng hàng không.

Bộ Giao thông Vận tải đã có báo cáo trình Chính phủ về các vấn đề liên quan ngành hàng không, liên quan đến câu chuyện "khát" phi công, nhân lực chất lượng cao hiện nay của các hãng bay.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, nguồn nhân lực hiện tại đáp ứng được quy mô đội tàu bay của các hãng hàng không.

vietjet_ZSUN

Bộ Giao thông Vận tải xác nhận đang có sự dịch chuyển phi công giữa các hãng hàng không. (Ảnh: Zing).

Tuy nhiên, Bộ cũng thừa nhận hoạt động khai thác của các hãng bay đang bị ảnh hưởng, dẫn đến chậm, huỷ chuyến, do đang có sự chuyển dịch cơ cấu nhân lực giữa các hãng hàng không, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao như phi công, nhân viên kĩ thuật.

Bộ Giao thông Vận tải cho biết đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành phải tiếp tục củng cố các cơ sở đào tạo, huấn luyện đã được Cục Hàng không cấp giấy chứng nhận, đảm bảo duy trì và nâng cao năng lực đào tạo, huấn luyện chuyên ngành hẹp, chuyên sâu phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng thời, các đơn vị liên quan cũng được chỉ đạo đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, phát triển nhân lực ngành hàng không nhằm khai thác tối đa nguồn lực từ bên ngoài, áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình quốc tế để đánh giá năng lực, chất lượng của các trung tâm đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ hàng không.

Đặc biệt, Bộ Giao thông vận tải đề xuất Chính phủ cần có giải pháp khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ các tổ chức xây dựng, tổ chức đào tạo huấn luyện nhân viên kĩ thuật tàu bay và phi công, nhằm tạo ra nguồn cung ứng nhân lực cho ngành hàng không.

Bộ khuyến khích có cơ chế khuyến khích sử dụng nguồn lực phi công người Việt Nam bên cạnh việc xây dựng cơ chế quản lí nguồn lực phi công nước ngoài, nhằm đáp ứng hoạt động khai thác tại Việt Nam được đúng luật, đảm bảo an toàn và ổn định.

Hàng không "khát" phi công

Theo dự báo của Cục Hàng không, hiện các các hãng bay trong nước đang đứng trước nguy cơ thiếu nhân lực trầm trọng, gồm phi công và cả nhân viên kĩ thuật.

IMG_6559-crop

Các hãng hàng không tư nhân như Vingroup, Vietjet đều có kế hoạch đào tạo phi công riêng. (Ảnh minh hoạ: VGP).

Cụ thể, đến năm 2020, các hãng bay trong nước đang thiếu 14 phi công và 336 nhân viên kĩ thuật. Đến năm 2021 thiếu 258 phi công và 628 kĩ thuật viên. 

Giai đoạn 5 năm tới, ngành hàng không cần bổ sung thêm 1.225 phi công và 1.728 nhân viên kĩ thuật.

Thậm chí, nhân lực của Cục Hàng không cũng đang thiếu. Cơ quan này cho biết tới năm 2025 cần bổ sung thêm khoảng 100 giám sát viên an toàn. 

Tuy nhiên, thay vì tăng thêm người, hàng năm Cục Hàng không phải tinh giảm biên chế theo chủ trương chung, và thậm chí đứng trước nguy cơ chảy máu chất xám, do các hãng hàng không có chế độ đãi ngộ tốt hơn.

Trước nguy cơ thiếu hụt phi công và nhân sự cấp cao, các hãng bay tư nhân cũng đã chủ động có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực riêng. 

Cụ thể, mới đây, Tập đoàn Vingroup đã thành lập hãng bay riêng Vinpearl Air, tuy chưa cất cánh nhưng Vingroup đã kí thoả thuận hợp tác với CAE Oxford Aviation Academy (Canada) để thành lập Trường đào tạo nhân lực kĩ thuật cao ngành Hàng không (VinAviation School) và Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air (VPA Training Centre). Dự kiến, mục tiêu mỗi năm sẽ cung cấp 400 phi công và kĩ thuật viên tàu bay. Các trường này sẽ tuyển sinh trong tháng 8 tới.

Ngoài ra, Vietjet Air cũng cho biết sắp tới sẽ tự chủ được việc đào tạo nhân lực cho hãng, hạn chế việc thuê phi công nước ngoài như hiện nay.


chọn
ĐHĐCĐ Khang Điền: Tự tin về khả năng trả nợ trái phiếu, dự án hợp tác với Keppel Land có thể kinh doanh từ cuối năm
Lãnh đạo Khang Điền cho biết tự tin về khả năng trả nợ 1.100 tỷ đồng trái phiếu nhờ quỹ tiền mặt dồi dào, nguồn thu từ dự án The Priva và KCN Lê Minh Xuân mở rộng triển khai trong thời gian tới. Năm nay, lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp sẽ đến từ dự án The Privia.