Sau thông tin Vingroup đầu tư vào hàng không, Vietravel muốn bay ngay trong năm 2020

Vietravel Airlines muốn cất cánh vào tháng 10/2020. Trong năm đầu tiên, hãng dự kiến khai thác 3 tàu bay Airbus 320/321 hoặc B737.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên - Huế vừa có công văn xin ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải về việc thẩm định "Dự án vận tải hàng không lữ hành Việt Nam" của Vietravel Airlines (thuộc 100% sở hữu của Vietravel).

Theo đó, mục tiêu của hãng bay này là xây dựng hãng hàng không gắn với du lịch, phát triển du lịch lữ hành như thế mạnh của Vietravel. Đồng thời, hãng cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao năng lực vận tải hàng không của Việt Nam.

images1094596_1-crop

Bay thuê chuyến (charter) là hình thức được Vietravel ưa chuộng. (Ảnh: Zing).

Vietravel  Airlines chọn địa điểm "đóng đô" là Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế) và đặt mục tiêu hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư trong vòng một năm, từ tháng 10/2019-9/2020. Đặc biệt, hãng sẽ cất cánh ngay sau đó một tháng, tức tháng 10/2020.

Trong năm đầu tiên, Vietravel Airlines dự kiến khai thác 3 tàu bay Airbus 320/321, hoặc B737 hoặc tương đương.

Đến năm thứ 5 nâng tổng số tàu bay khai thác lên 8 chiếc. 

Vietravel Airlines dự kiến mô hình hoạt động là hãng hàng không bay thuê chuyến (charter), thường được sử dụng trong hoạt động du lịch. Hãng bay mới cho biết mô hình này sẽ phục vụ một phần khách du lịch của Vietravel và phần còn lại bán cho khách hàng như thường lệ.

Đầu năm 2019, Vietravel Airlines được cấp giấy phép đăng kí kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên-Huế. Tháng 5/2019, hãng bay này nâng vốn điều lệ từ 300 tỉ lên 700 tỉ đồng.

Hiện ông Nguyễn Quốc Kỳ - Tổng giám đốc Vietravel, là Chủ tịch Vietravel Airlines, đồng thời là người đại diện pháp luật của hãng bay.

Như vậy, hiện ngoài 5 hãng bay nội địa đang hoạt động là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways và VASCO, đang có khá nhiều hãng bay đang nằm chờ được cấp phép bay, gồm Vietstar Airlines, Thiên Minh, Vietravel Airlines, và mới nhất là Vinpearl Air của Tập đoàn Vingroup.

Thị trường hàng không Việt Nam đang được đánh giá nhiều tiềm năng là nguyên nhân khiến nhiều tay chơi cùng nhảy vào. Theo Ngân hàng Thế giới, hàng không Việt Nam hiện có mức tăng trưởng hành khách đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, giai đoạn 2016-2021, tăng trưởng ngành hàng không Việt Nam đạt hai con số, đến 17,4%, cao gấp gần 3 lần với mức tăng trưởng trung bình trong khu vực. 

Còn Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), cho biết tính đến cuối năm 2018, Việt Nam là nước có thị trường hàng không phát triển nhanh thứ năm thế giới, sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và Indonesia.

chọn
Chi tiết tồn kho hơn 11 tỷ USD tại 10 doanh nghiệp bất động sản
Các chủ đầu tư kỳ vọng việc mở bán và ghi nhận doanh thu dự án sẽ được đẩy nhanh hơn trong thời gian tới, qua đó giảm áp lực hàng tồn kho và có thanh khoản dòng tiền.