[Video] Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện:'Chưa có thông tin về việc quan chức góp tiền xây chùa'

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Mai Bộ "có hay không việc quan chức góp tiền xây chùa?", lãnh đạo ngành văn hoá nói "chưa nhận được thông tin".

[Video] Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện:Chưa có thông tin về việc quan chức góp tiền xây chùa - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trả lời chất vấn. (Ảnh VGP/Nhật Bắc).

Có 60 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện.

Các đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội); Nguyễn Văn Quyền (Cần Thơ); Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre); Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang);... chất vấn Bộ trưởng các vấn đề: Chi ngân sách đầu tư cho văn hóa; giải pháp căn cơ, đột phá để du lịch tăng trưởng bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi mê tín dị đoan ở những cơ sở tâm linh; xử lý hành vi lợi dụng tôn giáo, tâm linh để vi phạm pháp luật; ngăn chặn tình trạng đi du lịch nước ngoài bỏ trốn;...

Theo chương trình, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện sẽ trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội các nội dung: Quản lý, bảo tồn và phát triển di sản văn hoá, quản lý nguồn thu từ các khu di tích, danh lam thắng cảnh; công tác quản lý hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, phòng ngừa mê tín dị đoan; việc đầu tư, xây dựng và quản lý các công trình tâm linh; quản lý nguồn thu từ hoạt động tín ngưỡng, du lịch tâm linh; công tác quản lý và phát triển dịch vụ du lịch.

Cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về các vấn đề có liên quan có: Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Công an.

[Video] Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện:Chưa có thông tin về việc quan chức góp tiền xây chùa - Ảnh 2.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng nay. (Ảnh: TTXVN).

Những vấn đề còn tồn tại trong ngành giao thông

Về kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm đang trong thực trạng đội vốn, chậm tiến độ và chất lượng kém.

Một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm được triển khai trong thời gian qua phải điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần, tăng lớn so với phê duyệt ban đầu, kéo dài thời gian thực hiện dẫn tới giảm hiệu quả đầu tư chủ yếu tập trung ở các dự án có quy mô lớn, công nghệ phức tạp, thực hiện qua nhiều năm và đã được phê duyệt, triển khai từ giai đoạn trước.

Điển hình là các dự án đường sắt đô thị, trong đó một số dự án do Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và thực hiện (đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1, giai đoạn I); các dự án đường sắt đô thị khác do thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội phê duyệt và thực hiện.

Quản lý hoạt động vận tải, tình hình trật tự an toàn vận tải đường bộ và tình trạng "bến cóc, xe dù" còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp vận tải đường bộ phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp, tổ chức kinh doanh hiệu quả chưa cao.

Chất lượng dịch vụ tại cảng biển chưa đồng đều, dịch vụ tại các cảng biển thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Hải Phòng có sự khác biệt so với các khu vực khác, các khu bến đạt chuẩn mực quốc tế còn ít.

Bên cạnh đó còn có các vấn đề về chất lượng phương tiện, quản lý hợp đồng điện tử, sát hạch, cấp, thu hồi GPLX.

Về vấn đề thu phí không dừng tại BOT hiện đang triển khai chậm trong thời gian vừa qua vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra về số lượng phương tiện tham gia dịch vụ. Các Hợp đồng BOT đã ký không có chủ trương áp dụng thu phí không dừng.

Quá trình thực hiện, phải tách thành dự án độc lập và không thể nhiều nhà đầu tư cùng thực hiện sẽ không đảm bảo kết nối liên thông (một thẻ không thể đi qua tất cả các trạm thu phí).

Các vấn đề về phí, trạm thu BOT vẫn các bất cập tại các trạm thu phí và đến thời điểm này vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Vấn đề về trách nhiệm của người đứng đầu ngành giao thông trong bảo đảm trật tự, ATGT vẫn diễn biến phức tạp, mức giảm tai nạn giao thông năm 2018 chưa đạt yêu cầu (số người chết do tai nạn giao thông chỉ giảm 1,88 %); còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn về người và tài sản, gây bức xúc trong dư luận và nhân dân.

Trong đó, tỷ lệ tai nạn giao thông do người điều khiển mô tô, xe máy, xe đạp điện chiếm trên 60%, trong khi tỷ lệ nạn nhân là người đi mô tô, xe máy bị thương vong do tai nạn giao thông chiếm trên 85% tổng số nạn nhân tai nạn giao thông đường bộ.

Đặc biệt, vi phạm nồng độ cồn khi lái xe hiện vẫn là một trong những nguyên nhân dẫn tới một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trong thời gian qua.

Chất vấn các vấn đề của ngành Văn hoá

Quốc hội sẽ trực tiếp chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện về công tác quản lý nghệ thuật biểu diễn, quản lý điện ảnh, quản lý hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm; phòng ngừa mê tín dị đoan; quản lý nguồn thu từ các khu di tích, danh lam thắng cảnh, du lịch tâm linh...

Dư luận cho rằng khâu kiểm duyệt cấp phép như thế nào để một bộ phim sử dụng diễn viên 13 tuổi đóng cảnh nhạy cảm của người lớn lại có thể "lọt lưới" 1 cách dễ dàng như vây.

Cử tri cả nước không khỏi hoài nghi về việc cấp phép cho những hoạt động văn hóa, văn nghệ của cơ quan chủ quản dường như rất dễ dãi đã gây ra những hậu quả "chết người". Và nếu không được phát hiện sớm, thì những tồn tại đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân cả nước?

Quy định những khoản thu bất hợp lý, tăng giá vé tham quan đột ngột, phí chồng phí, "chặt chém", lạm thu, xâm hại cảnh quan thiên nhiên... là những bất cập đang diễn ra tại không ít điểm di tích, danh lam thắng cảnh trên cả nước.

chọn
Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP): Có hơn 11.948 tỷ đồng khách trả trước, sắp thu nợ hơn nghìn tỷ từ các công ty chứng khoán
Theo BCTC quý I của  Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP), doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp đạt 11.948 tỷ đồng, có khoản phải thu về cho vay ngắn hạn hơn 1.353 tỷ đồng từ các công ty chứng khoán.