Bộ Xây dựng nêu 9 giải pháp giảm giá nhà

Cho rằng giá nhà tăng mạnh trong thời gian vừa qua có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, Bộ Xây dựng đã đưa ra các giải pháp để hạ giá bán.

(Ảnh minh họa: Hoàng Huy). 

Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng đã chỉ ra các nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng nóng trong thời gian vừa qua.

Theo đó, ngoài các chi phí cấu thành ảnh hưởng đến giá nhà ở như tiền sử dụng đất, chi phí xây dựng dự án, chi phí vốn vay, chi phí bán hàng... thì còn một số yếu tố khác.

Đơn cử như một số chủ đầu tư tận dụng tình hình nguồn cung bất động sản hạn chế để đưa ra giá chào bán cao, với mức lợi nhuận kỳ vọng cao hơn so với mức trung bình cùa các dự án bát động sản. Đặc biệt trong trường hợp tại một khu vực chỉ có rất ít, thậm chí duy nhất một dự án mớ bán trong khi nhu cầy và số lượng người đăng ký mua nhiều thì chủ đâu tư có thế nâng giá bán (do không có cạnh tranh và giá tham chiếu) đề thu lợi.

Ngoài ra, một số hội, nhóm đầu cơ, nhà đầu tư và các cá nhân hoạt động môi giới bất động sản gây nhiễu loạn thông tin thị trường để thổi giá, tạo giá, lôi kéo dầu tư theo tâm lý đám đông để trục lợi...

Do đó, Bộ Xây dựng đã đề xuất một số giải pháp nhằm giảm giá nhà ở và ổn định thị trường bất động sản.

Thứ nhất, thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật liên quan lĩnh vực bất động sản mới được ban hành như Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024... và các văn bản quy định chi tiết.

Thứ hai, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Nghị quyết sổ 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững và Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ vê kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy định liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn, theo hướng tăng tiền đặt cọc, xác định giá đất khởi điểm đem đấu sát tình hình thực tế khu vực, rút ngắn thời gian nộp tiền trúng đấu giá, hạn chế người tham gia đấu giá với mục đích đầu cơ.

Thứ tư, nghiên cứu chính sách đánh thuế đối với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất để hạn chế hoạt động đầu cơ, việc mua đi bán lại nhà, đất trong thời gian ngắn để kiếm lời nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế...

Thứ năm, có giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của việc ban hành bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 đến mặt bằng giá đất, giá nhà, đến cung cầu của thị trường bất động sản.

Thứ sáu, nghiên cứu,  đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét thí điểm mô hình “Trung tâm giao dịch bất động sản và quyên sử dụng đất do Nhà nước quản lý” nhằm hạn chế tình trạng sàn giao dịch bất động sản hoặc hoạt động môi giới bất động sản có thể cấu kết gây nhiễu loạn thị trường.

Thứ bảy, nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, cần rà soát khâu tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án, triển khai thực hiện các dự án bất động sản, hoạt động kinh doanh bật động sản. Từ đó kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền, quy định của pháp luật.

Thứ tám, tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản, dịch vụ sàn giao dịch bất động sản, dịch vụ môi giới bất động sản...

Thứ chín, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản.

Cơ quan này cho biết trong thời gian tới sẽ chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét thí điểm sớm mô hình “Trung tâm giao dịch bất động sản và quyền sử dụng đất do Nhà nước quản lý”. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” nhằm tăng nguồn cung cho thị trường.

Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với Hà Nội, TP HCM và UBND các tỉnh, thành phổ trực thuộc Trung ương thực hiện thanh tra, kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch, kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp, chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản, môi giới bất động sản trên địa bàn; nhất là tại các khu vực, dự án, khu chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường.

Các địa phương được giao kiểm tra, nắm bắt tình hình, làm rõ nguyên nhân gây ra biến động giá của từng loại hình bất động sản như chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất ở trên địa bàn trong giai đoạn vừa qua; chủ động đề xuất biện pháp điều tiết đảm bảo thị trường phát triển ốn định, lành mạnh, bền vững.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các địa phương có biện pháp quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở của người dân trong dự án kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật theo hình thức phân lô, bán nền theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng người dân để đất trông, thực hiện hành vi đâu cơ, mua bán trao tay, thổi giá gây nhiều loạn thông tin thị trường bất động sản. 

chọn
Bất động sản tuần qua (17/11 - 23/11): Các dự án lớn ở Đồng Nai đón tin mừng, Sun Group nhắm khu đô thị 28.000 tỷ
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng; Sun Group muốn làm hai khu đô thị hơn 28.000 tỷ ở Bắc Ninh; Hà Nội bỏ quy định UBND TP phê duyệt giá khởi điểm đấu giá đất; sắp xây Aeon Mall Hạ Long... là những thông tin thị trường và dự án nổi bật tuần qua.